Ấn tượng triển lãm "Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu”

18:30 12/08/2022

Cuộc triển lãm nghệ thuật được nhà văn, họa sĩ Hữu Ước tổ chức chiều 12/8 tại 42 Yết Kiêu, TP Hà Nội.

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an gửi lẵng hoa chúc mừng.

Triển lãm trưng bày 69 tác phẩm hội họa, chất liệu sơn dầu và Acrylic trên toan và một số tác phẩm điêu khắc. Cuộc triển lãm nhằm giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật một không gian văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc nhân kỷ niệm sinh nhất tuổi 70 của Trung tướng, nhà văn, họa sĩ Hữu Ước. Đông đảo những người bạn, những người biết đến và yêu mến nghệ thuật của nhà văn Hữu Ước đã có mặt chia vui với tác giả trong buổi triển lãm...

Thượng tướng Bùi Văn Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an cùng Đại tá, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND và các đồng chí nguyên lãnh đạo Báo CAND đã đến chia vui, chúc mừng nhà văn Hữu Ước.

Không gian “Sắc màu” được nhà văn, họa sĩ Hữu Ước sáng tạo đa dạng và rất có dụng ý. Như nhận xét của họa sĩ Lê Thiết Cương, đó là con đường của một người lính, một nhà văn đang “trò chuyện” với sắc màu. Con đường dấy được tạo bởi 3 câu chuyện: Thế sự, hoa và phong cảnh.

Với nhà văn Hữu Ước, chất lính được tạo lập bởi những hồi ức, hoài niệm về chiến tranh bằng nhiều gam màu khác nhau. Khi thì xanh biêng biếc của núi rừng, lúc lại rừng rực đỏ cháy bởi bom đạn nơi con đường Trường Sơn huyền thoại nơi mà ông đã sống, chiến đấu nhiều năm. Những bức tranh với tên gọi như: “Chiều Trường Sơn”, “Vận chuyện hàng vào Nam”, “Đường Trường Sơn thời chiến” hay như “Lính trinh sát”…

Đại tá, nhà văn Phạm Khải cùng các đồng chí trong Ban Biên tập Báo CAND và lãnh đạo các Ban chúc mừng nhà văn Hữu Ước tại triển lãm.

Chiến tranh qua đi, đất nước thống nhất, ông về với hòa bình, trở thành nhà báo, nhà văn khoác áo lính. Công việc đã đưa ông đến nhiều vùng miền. Trong hòa bình có cả niềm vui và hạnh phúc, nhưng cũng luôn có những khó khăn riêng trong lòng mỗi người. Những nỗi niềm, trăn trở, băn khoăn, lòng tự hỏi sống sao đây để xứng đáng với mình - một người lính, với những người đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh, để chúng ta có hòa bình, có hôm nay. Điều đó được thể hiện trong các. Sắc màu cân đối, hài hòa. tác phẩm: “Xuất ngũ”, “Mẹ con”, “Thân cò”...

Có những câu hỏi không nhất thiết phải trả lời. Có những bức tranh như một câu hỏi, người xem sẽ tự trả lời, mỗi người câu hỏi ấy một khác và cũng sẽ có những câu trả lời khác nhau, không ai giống ai. Nghệ thuật là một con đường mở, đa chiều, đa diện.

Các đại biểu thăm quan, chiêm ngưỡng các tác phẩm trong buổi triển lãm.

Đó là một gam màu ấm, sáng, vui tươi. Mẹ thiên nhiên luôn là một đề tài lớn trong nghệ thuật là vậy. Ông vẽ nhiều về những “đọc” dòng sông: Sông Đà, sông Luộc, Bến sông, Sông quê... Cũng có nhiều bức về bản làng, bản của người Thái ở Điện Biên, bản của người Mông ở Lào Cai. Việt Nam là đất nước của những dòng sông, của những cửa sông. Việt Nam là một dân tộc có nhiều những tộc người thiểu số... Cho nên đó là những “sắc màu” không thể thiếu trong những tác phẩm của ông, được thăng hoa bởi thời gian.

Trong không gian văn hóa, nghệ thuật của tòa nhà 42 Yết Kiêu, những người yêu mến nhà văn, họa sĩ Hữu Ước bày tỏ yêu thích nét vẽ đầy màu sắc của ông được hòa mình vào “Sắc màu”. Ở đó, bằng bút pháp tự do, khỏe khoắn và đầy nội lực nhưng cũng không kém phần “thô nhám”, “Sắc màu” trong những bức tranh của nhà văn Hữu Ước được bay bổng, thỏa hứng và đậm đà trên mặt toan.

Với những người yêu nghệ thuật, yêu mến nhà văn Hữu Ước, triển lãm “Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu” đã khắc họa thêm về một con đường “màu sắc” trong nhà văn Hữu Ước. Đó không phải là con đường đi hay đến đâu mà là con đường trở về với bản thân của nhà văn Hữu Ước một cách đầy lắng đọng, xúc cảm.

Triển lãm diễn ra từ 12/8 đến 19/8/2022.

Hoàng Phong

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文