Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sắp mở cửa đón khách tham quan

09:50 29/06/2023

Ngày 6/7 tới đây, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày mất của Đại tướng (6/7/1967 – 6/7/2023).

Đây là bảo tàng ngoài công lập, được gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh xây dựng tại địa chỉ số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tòa nhà Bảo tàng gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm.

Thiết kế kiến trúc của tòa nhà Bảo tàng gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm, được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, Hà Nội, nơi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và gia đình đã ở trong giai đoạn 1958 - 1986. Tại ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, gia đình Đại tướng nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và cũng là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/8/1964 để bàn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian trưng bày của Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được chia thành 8 chủ đề chính.

Không gian trưng bày của Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được chia thành 8 chủ đề chính mang dấu ấn của Đại tướng: Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6/7; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn có các tiểu chủ đề về Bình Trị Thiên khói lửa, Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, Ông tướng du kích...

 Ảnh chụp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đang đọc sách tại căn cứ chiến khu C được trưng bày tại bảo tàng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông nổi tiếng với danh hiệu "Đại tướng làm nông nghiệp", gắn với phong trào, hình mẫu sản xuất như "Gió Đại Phong", "Thi đua Ba Nhất", "Phá xiềng ba sào"..., góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và nông dân miền Bắc tiến bước vững chắc.

Đại tướng từng công tác ở nhiều vị trí như Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ uỷ Trung Bộ, Uỷ viên Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, được cử vào Tổng bộ Việt Minh; Bí thư Khu uỷ IV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó bí thư Tổng Quân uỷ; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I - III; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá II, III.

Phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế được tái hiện chân thực tại bảo tàng.
Lán làm việc của đồng chí Nguyễn Chí Thanh tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được tái hiện công phu theo tỉ lệ 1:3, mái lợp lá trung quân. Vật liệu dựng lán lấy từ rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Đại tá Phạm Văn Phi – Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh giới thiệu vật dụng và đồ dùng được Đại tướng sử dụng qua các thời kì.
Tượng đồng mô phỏng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Định tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1965.
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lưu giữ và trưng bày hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng. Ngoài ra, còn có trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.
Những vật dụng như mâm gỗ, bát đĩa, đèn dầu được gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sử dụng từ năm 1914 đến 1934 tại quê nhà.
Chân dung người chồng – người cha Nguyễn Chí Thanh.
Chiếc xe đạp Mercier được Đại tướng sử dụng trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Nhiều hình ảnh, tư liệu lịch sử giá trị được trưng bày tại bảo tàng.

Bảo tàng ghi dấu ấn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gắn bó với vận mệnh dân tộc. Bảo tàng sẽ là không gian học hỏi và nguồn tư liệu quý báu dành cho nhiều thế hệ người dân Việt Nam, bồi đắp tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Huyền Châm

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Theo đánh giá lúc nhập viện, cả 4 nạn nhân tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Chỉ 5 giờ đồng hồ sau khi nhận được trình báo vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực nghĩa trang trên địa bàn, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chiến công xuất sắc, nhanh chóng xác định và bắt giữ được thủ phạm gây án.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文