Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Đổ giàn An Thái

08:10 12/08/2024

Lễ hội Đổ giàn An Thái đã có từ rất sớm ở An Thái - Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn (Bình Định), là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần và thể thao của nhân dân địa phương. Những giá trị đặc sắc của lễ hội được lan tỏa và thấm sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân từ xưa cho đến ngày nay, được ghi nhận là trong 100 lễ hội độc đáo nhất của Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, vào trung tuần tháng 7 âm lịch những năm Tỵ, Dậu, Sửu thế kỉ XX, tại Ngũ bang Hội quán thuộc thị tứ An Thái, tỉnh Bình Định có một lễ hội truyền thống diễn ra khá quy mô, có sự chuẩn bị trước rất lâu. Lễ hội có nghi thức xô cỗ, đổ giàn, về sau gọi cả diễn trình là Lễ hội Đổ giàn.

Hàng ngàn người theo dõi Lễ hội Đổ giàn năm 2005. Ảnh: Văn Ngọc

An Thái là vùng đất có truyền thống thượng võ, một trong những nơi có lịch sử lâu đời về võ cổ truyền Bình Định. Để thích nghi với vùng sông nước, người dân nơi đây đã dạy cho nhau miếng võ cổ truyền của nhiều vùng đất góp lại và sáng tạo ra ngón mới.

Vùng quê An Thái không phải ngẫu nhiên được lưu danh là miền đất võ: “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái”, “Trai An Thái, gái An Vinh”, bởi xưa kia có bậc hiền tài Trương Văn Hiến bị lộng thần Trương Phúc Loan hãm hại đã tìm về đây ở ẩn. Ông mở trường dạy học, cốt đào tạo nhân tài để thay đổi thời cuộc. Ba anh em nhà Tây Sơn đã làm tròn ước nguyện ấy của người thầy giáo mà họ từng tôn kính.

An Thái, xưa còn là nơi sinh sống của những cộng đồng người Việt và người Việt gốc Hoa di cư đến khai hoang lập nghiệp từ thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, ngày càng phát triển thành một trung tâm kinh tế, thương mại nổi tiếng từ thế kỷ XVIII. Đến thế kỷ XX, có một sự kiện mới ra đời, ông Diệp Trường Phát, là người Việt gốc Hoa đã hấp thụ tinh thần thượng võ đất An Thái và sáng tạo, chuyển tải mềm mại qua diễn trình Lễ hội Đổ giàn để lưu truyền và tôn vinh “tinh thần thượng võ” của làng quê này.

Lễ hội Đổ giàn đã từng hiện diện ở An Thái vào năm 1933, 1937, 1941, sau đó, lễ hội đã ngừng hẳn cho đến năm 2005 được phục dựng và tái hiện với nhiều chương trình hấp dẫn, thu hút hàng ngàn ngươi dân và du khách đến xem và cổ vũ. Tuy nhiên, do có nhiều bất cập trong quá trình tổ chức cũng như nhiều nguyên nhân khác nhau về lịch sử, văn hóa, Lễ hội Đổ giàn An Thái đến nay chưa được tổ chức lại.

Tại tọa đàm khoa học khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái vừa diễn ra cách nay mấy hôm, nhiều đại biểu đã trình bày tham luận, thảo luận về các nét đặc trưng của Lễ hội Đổ giàn, tính cộng đồng của Lễ hội Đổ giàn, yếu tố Phật giáo trong lễ hội Đổ giàn…; tán thành việc khôi phục và phát huy giá trị di sản Lễ hội Đổ giàn có vai trò rất quan trọng, với ý nghĩa giữ gìn truyền thống thượng võ của nhân dân và phát huy võ cổ truyền Bình Định, gắn với phát triển du lịch địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và vui chơi giải trí của nhân dân. Các đại biểu cũng đồng ý đề xuất lập kế hoạch cụ thể, có tính khoa học việc xây dựng quy ước, thể lệ tổ chức hội Đổ giàn và các hoạt động dân gian trong diễn trình lễ hội.

Nguyễn Văn Ngọc, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định chia sẻ, Lễ hội Đổ giàn An Thái có thể xuất phát từ nghi thức tế Tiêu diện, xuất phát từ hình thức sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng người dân bản địa, của người Minh Hương trên đất An Thái. Song, về lâu dài với những chuyển biến trên nền tảng hiện có để bảo vệ và phát huy giá trị một lễ hội truyền thống của địa phương, không những tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người dân Bình Định mà tất cả những người yêu mến, trân quý di sản này được tham gia đóng góp sức mình giúp cho những kỳ lễ hội sau hoạt động tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn, đồng thời góp sức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Ông Mai Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn khẳng định, Ban tổ chức tọa đàm cũng sẽ báo cáo Sở Văn hoá – Thể thao, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Thị ủy, UBND thị xã An Nhơn, trao đổi với các nhà nghiên cứu và thống nhất từng ý tưởng khôi phục, thực hành trong năm 2025; có ý kiến đề xuất với UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương lập hồ sơ khoa học di sản đề nghị ghi danh Lễ hội Đổ giàn An Thái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ái Trinh

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文