Có nên cấm sóng, "phong sát" nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa?

18:38 19/04/2023

Nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa trên không gian mạng cần phải được xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, có nên cấm sóng hay phong sát nghệ sĩ vi phạm hay không lại là vấn đề còn có nhiều ý kiến không thống nhất tại Tọa đàm "Thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ - Likeday" vào chiều 19/4 tại Hà Nội.

Tọa đàm trên do Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa của Nhà hát Lớn Hà Nội thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam Like và Công ty LeBros tổ chức. Chương trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, người nổi tiếng, các KOLs có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhiều sinh viên, học sinh của Trường Đại học Văn hóa, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, Trường THPT Việt Đức....

Theo thông tin của Ban tổ chức tọa đàm, hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số sử dụng mạng xã hội tích cực nhất trên thế giới với khoảng 76,95 triệu người dùng, chiếm 78,1% dân số. Mạng xã hội không còn đơn thuần là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo và phổ biến những giá trị văn hóa mới....

Tọa đàm về thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tuy nhiên, nó cũng có những tác hại khôn lường. Vì những tính năng, tiện ích mà mạng xã hội mang lại, nhiều người không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình, bỏ bê công việc học tập thay vào đó là lướt web, xem phim, tham gia những hội nhóm tiêu cực. Và từ đó tạo ra những xu hướng mới như chửi bới, lăng mạ, hạ nhục người khác, dùng những từ ngữ thiếu văn hóa và những hành động thiếu suy nghĩ. Vì vậy đã dẫn tới nhiều hệ luỵ nghiêm trọng và những hậu quả không thể lường trước được.

Nếu tìm kiếm từ khóa “ứng xử kém văn minh” thì ngay lập tức kết quả trả về trên Google là 17.400.000 trong vòng 0,36 giây. Theo khảo sát mới được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Colombia, Peru và Nam Phi. Cuộc khảo sát của Microsoft cho thấy văn hóa ứng xử của người Việt đang dần bị mai một. Điều này đã vô tình đầu độc và tiêm nhiễm cả tương lai của một thế hệ trẻ sau này.

Hàng năm, có nhiều người trẻ đã bị sang chấn tâm lý dẫn đến trầm cảm cũng chỉ vì những lời chỉ trích cay độc của cộng đồng mạng. Nhiều người không vượt qua được cú sốc tâm lý đã dẫn đến quyết định tiêu cực, bỏ lại gia đình, tương lai. Trong khi đó vẫn có rất nhiều những Youtuber đưa ra những thông tin tiêu cực, nguy hại để câu view, câu like bất chấp thủ đoạn, tiêm nhiễm những thứ độc hại vào thế hệ trẻ. Điển hình như clip "nấu cháo gà nguyên lông”, video dạy trẻ tự tử, thách thức, chửi bới của những giang hồ mạng, những lời tục tĩu của các "anh hùng bàn phím"... Những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước và con người chúng ta, làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Để ứng xử trên mạng văn minh hơn cũng như chấn chỉnh tình trạng một số cá nhân nghệ sĩ, KOLs và giới trẻ vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông qua Quyết định 512 về việc cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Quyết định 3196 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tọa đàm có sự tham gia của nhiều bạn trẻ, người mẫu, diễn viên.

Tại tọa đàm, các đại biểu, trong đó có GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Công ty LeBros và là cũng một trong những người nổi tiếng trên mạng xã hội… đã cùng phân tích, chỉ ra tính 2 mặt (tích cực và tiêu cực) của mạng xã hội. Các ý kiến thống nhất quan điểm cần xử lý nghiêm các đối tượng, đặc biệt là những nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa, xả "rác văn hóa" trên không gian mạng, tham gia quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, biện pháp xử lý các vi phạm lại có nhiều ý kiến trái chiều.

Trong khi một số bạn trẻ là sinh viên kiến nghị nên cấm sóng, phong sát các nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa trên môi trường mạng, thì một số đại biểu khác lại cho rằng giải pháp này chưa phù hợp. Đáng chú ý, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, ông không thích sử dụng các từ phong sát, cấm sóng đối với các nghệ sĩ. Ông Dương cho rằng, các nghệ sĩ vi phạm pháp luật, ứng xử thiếu văn hóa trên môi trường mạng cũng phải được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo ông Dương, hiện nay, xử lý các vi phạm này đã có Luật An ninh mạng, Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có các nghệ sĩ nhưng có lẽ đến nay chưa nhiều người nắm rõ bộ quy tắc này.

Ông Dương khẳng định, các nghệ sĩ nên thực hiện đúng Bộ quy tắc ứng xử nói trên. Các hành vi lăng mạ, hạ bệ nhau, quảng cáo sai sự thật… trên không gian mạng cần phải được xử lý. Thời gian tới, về phía Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp xử lý quyết liệt hơn. Hiện tại, ngành văn hóa đang phối hợp với một số bộ, ngành để có quy chế phối hợp tốt hơn nhằm quản lý người hoạt động văn hóa nghệ thuật tốt hơn. Rất có thể, quy chế này sẽ được ban hành sớm, trước tháng 10/2023.

Trao đổi tại tọa đàm, ông Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội kiêm Giám đốc Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã thay mặt Ban tổ chức tiếp thu các ý kiến đóng góp. Ông Hùng cho biết, tọa đàm là hoạt động mở đầu cho việc đánh giá thực trạng để tìm ra những giải pháp, sáng kiến nội dung phù hợp để tổ chức truyền thông gắn với các sự kiện thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền tại các trường học, nơi công cộng, các tỉnh, thành... Qua các hoạt động này, Ban tổ chức mong muốn giới trẻ sẽ ứng xử đẹp, văn minh, thanh lịch trên không gian mạng và mọi tầng lớp đồng hành với các hoạt động, cùng nhau ký xác lập kỷ lục Việt Nam về văn hóa ứng xử đẹp, thanh lịch trên không gian mạng.

Hoa Nguyễn

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文