Công bố kết quả khai quật khảo cổ nền điện Cần Chánh

14:54 23/08/2023

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long của triều Nguyễn. Đây là một trong những công trình chính và quan trọng nhất bên trong Hoàng thành Huế. Tại điện Cần Chánh, mỗi tháng vua thiết triều 4 lần vào các ngày: mồng 5, 10, 20 và 25 âm lịch.

Sau hơn một tháng triển khai, ngày 23/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả khai quật khảo cổ học nền điện Cần Chánh - ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành, Đại nội Huế.

Điện Cần Chánh được khảo cổ học trước lúc trùng tu.

Tại buổi công bố, đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu tại các hố thăm dò trên diện tích khoảng 200m2. Qua đó, cho thấy sự biến động kết cấu nền móng của điện Cần Chánh từ khi xây dựng vào thời Vua Gia Long đến các đợt trùng tu về sau này.

Theo nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ học, Điện Cần Chánh được xây dựng trên nền địa chất yếu, có khả năng trước đây là vùng ao hồ, sình lầy. Do vậy, nền móng của ngôi điện đã được gia cố thêm qua các đợt trùng tu.

Các hố đào xuất lộ nền móng di tích điện Cần Chánh.

Ông Nguyễn Ngọc Chất, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam – phụ trách khảo cổ nền điện Cần Chánh cho biết, từ khi xây dựng vào năm 1804 thời Vua Gia Long đến khi bị phá hủy vào năm 1947, điện Cần Chánh đã trải qua 11 lần tu sửa với những mức độ khác nhau. Công tác khảo cổ học giúp xác định yếu tố nguyên gốc của nền móng công trình và các giai đoạn biến đổi địa tầng.

Một số ý kiến cho rằng, quá trình phục dựng điện Cần Chánh phải tiến hành khoan thăm dò địa chất để thiết kế xây dựng nền móng đảm bảo độ bền vững cho công trình. Và giai đoạn lựa chọn phục dựng ngôi điện nên chọn vào thời Vua Khải Định bởi thời điểm đó, điện Cần Chánh là một trong những công trình kiến trúc đẹp tiêu biểu của nhà Nguyễn.

Kết quả khai quật khảo cổ học nền điện Cần Chánh được công bố sau hơn 1 tháng triển khai.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc khảo cổ điện Cần Chánh là cơ sở quan trọng nhằm xây dựng phương án tu bổ, phục hồi di tích này trong thời gian tới. Trung tâm cũng đã và đang tiếp tục tổng hợp các hình ảnh, tư liệu về điện Cần Chánh qua nhiều nguồn lưu trữ, trong đó có những bức ảnh của người Pháp đã chụp lại.

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long của triều Nguyễn. Đây là một trong những công trình chính và quan trọng nhất bên trong Hoàng thành Huế. Điện Cần Chánh nằm trên trục thần đạo của Hoàng thành Huế, cùng với các công trình quan trọng như: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Đại Cung môn, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung…

Dưới thời nhà Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi làm việc của các vua và tổ chức các tiệc, lễ quan trọng. Tại đây, mỗi tháng vua sẽ thiết triều 4 lần vào các ngày: mồng 5, 10, 20 và 25 âm lịch.

Năm 1947, do chiến tranh, di tích này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại phần nền móng. Theo các tư liệu, trước khi bị phá hủy, điện Cần Chánh có kết cấu: chính điện có 5 gian và 2 chái kép, tiền điện có 7 gian và 2 chái đơn.

Tại kỳ họp chuyên đề năm 2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa 8 (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh” với kinh phí gần 200 tỷ đồng.

Hải Lan

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

Đến trưa 27/12, Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vẫn đang phong tỏa hiện trường vụ cháy xảy ra tại dãy nhà trọ cao 5 tầng trong hẻm 63, đường số 10, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức để làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong, 8 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文