Công bố kho tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ

14:28 05/04/2024

Khối tài liệu đồ sộ về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III được Trung tâm công bố rộng rãi vào ngày 5/4 với mong muốn nhiều cơ quan, tổ chức, nhà nghiên cứu tiếp tục đóng góp tư liệu, đồng thời phát huy giá trị của khối tài liệu này tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Thông tin về khối tài liệu trên, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cho biết, đây là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Tài liệu thuộc các phông lưu trữ về các cơ quan tổ chức nhà nước: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông, Tài liệu ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tài liệu ảnh phông Bộ Ngoại giao… Trong khối tài liệu này còn có các tài liệu, tư liệu, sách, báo có nguồn gốc cá nhân như GS Đặng Thai Mai, Đại tá Đại sứ Hà Văn Lâu, các tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga…

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Về chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện nay, Trung tâm đang bảo quản một khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện về hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch; diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; công tác hậu cần chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch…

Các tài liệu phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và của Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng Chỉ huy chiến dịch…

Tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ… Đặc biệt, tại Trung tâm có nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ…

Giới thiệu tài liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Bà Trần Việt Hoa cũng cho biết, hiện nay, các tài liệu, tư liệu, hình ảnh nói trên đã được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. Trong thời gian qua, những khối tài liệu này đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức phát huy giá trị dưới nhiều hình thức: viết bài, trưng bày, triển lãm, xuất bản sách, xây dựng phim...

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là 1 trong 4 trung tâm lưu trữ quốc gia trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ. Đây là một trong các trung tâm lưu trữ lớn của Việt Nam và kho lưu trữ hiện đại vào bậc nhất của khu vực Đông Nam Á đang lưu giữ, bảo quản những tài liệu vô cùng quý giá của dân tộc.

Nhiều tài liệu gốc được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu vào ngày 5/4.

Bà Nga cũng bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, các cơ quan báo chí, nhà khoa học, các cơ quan lưu trữ khác sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng phối hợp, phát huy khối tài liệu quan trọng này của đất nước. Về phía cơ quan lưu trữ, trong dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, xuất bản sách.

Đặc biệt, Trung tâm đang phối hợp Lưu trữ Quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quan hệ Việt Nam - Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược” từ nguồn tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức. Triển lãm sẽ diễn ra vào tháng 6/2024.

Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Nguyễn Thị Nga và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa tặng lưu niệm các khách mời.

Cùng với hoạt động thông tin rộng rãi đến các cơ quan báo chí về khối tài liệu trên, ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã trưng bày một số tư liệu, hình ảnh gốc về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ. Dịp này, một số nhân chứng, cá nhân tích cực đóng góp cho khối tư liệu và nhà nghiên cứu đã chia sẻ nhiều câu chuyện, giá trị, ý nghĩa về khối tài liệu nói trên. Đó là Đại tá Nguyễn Bội Giong, nguyên chuyên viên cao cấp trong Ban Tổng kết lịch sử chiến tranh của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tá, nhà báo Trần Hồng; GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Hoa Nguyễn

Hai tàu chở dầu của Nga bị hư hại và mắc kẹt tại eo biển Kerch, nằm giữa Nga và bán đảo Crimea, làm tràn dầu ở khu vực biển này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thành lập một nhóm công tác để tiến hành các hoạt động cứu hộ và giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra.

Miền Bắc đang bước vào những ngày giá rét, vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 5 độ C. Để phòng tránh rét, nhiều người, nhất là ở các tỉnh miền núi có thói quen đốt than sưởi ấm trong không gian kín, mà không lường hết được hậu quả nguy hiểm tới tính mạng.

Theo dự báo, hầu hết các tỉnh thành tại Bắc Bộ hôm nay đều hửng nắng từ trưa và chiều, nhiệt độ tăng nhẹ tuy nhiên không đủ xua đi giá rét khắp các miền. Thủ đô Hà Nội nền nhiệt trong ngày hôm nay từ 11 - 20 độ C.

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文