Công nghiệp văn hóa, sáng tạo cần thích ứng cao trong kỷ nguyên số

15:19 23/08/2023

Các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam bộc lộ nhiều lợi thế và đứng trước cơ hội vươn lên trở thành một trong những khu vực có khả năng thích ứng cao với những đổi mới như vũ bão của kỷ nguyên số, đóng góp cho sự tăng trưởng về kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam.

Đây là nhận định chung của nhiều đại biểu tại hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số” tại Hà Nội, ngày 23/8. Hội thảo do Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Netflix tổ chức, với sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý của các bộ, ban, ngành, các thành phố mong muốn tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO; các chuyên gia trong nước, quốc tế và đông đảo nghệ sĩ, người hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại Việt Nam.

Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa, kinh tế sáng tạo, thể thao và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam mà Netflix là thành viên.

TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế nhấn mạnh sự đột phá của công nghệ số mang lại nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho biết, sự đột phá của công nghệ số mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo, đảm bảo sự tiếp cận cho tất cả mọi người. Mặt khác, việc chuyển đổi số, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra nhiều thách thức như vấn đề bản quyền tác giả, mất an toàn, an ninh mạng, tác động trực tiếp đến quyền và sinh kế của những người thực hành văn hóa, nhà sáng tạo.

Hội thảo là dịp để các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia nghiên cứu, người thực hành văn hóa, nghệ thuật… trao đổi về bối cảnh trong nước, quốc tế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số; phân tích các cơ hội, thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt; lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo đáp ứng nhu cầu người làm sáng tạo và xu thế số hóa hiện nay.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã công bố kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả gồm các chuyên gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông về thực trạng phát triển chính sách các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Việt Nam. Nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn khá toàn diện và chi tiết gồm hệ thống chính sách vĩ mô, các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số, các chính sách về văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa.

Nhạc sĩ Quốc Trung và các diễn giả chia sẻ nhiều vấn đề quanh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo hiện nay.

Dịp này, các chuyên gia cũng đã chỉ ra nhiều điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong môi trường số. Nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa nước nhà trong kỷ nguyên số cũng được đề xuất như: tiếp tục hoàn thiện cơ chế và chính sách, đặc biệt là cần nhanh chóng xây dựng và ban hành một chiến lược văn hóa số; tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao; nhanh chóng hình thành một khung thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa, làm cơ sở đưa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo trong nền kinh tế số.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng tham gia hai phiên thảo luận. Phiên thứ nhất do nhà báo Trương Uyên Ly, Giám đốc Hanoi Grapevine điều phối, với sự tham gia của các diễn giả: TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; ông Trần Thăng Long, đại diện Universal Music Việt Nam; bà Lê Quỳnh Như, đại diện DeeDee Animation Studio; luật sư Phan Vũ Tuấn; bà Michal Teague, giảng viên Đại học RMIT Việt Nam.  

Các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cả những trăn trở  khi cố gắng thích nghi và phát triển hoạt động trong môi trường số. Các ý kiến đều chung nhận định: Khoa học công nghệ và môi trường số đem tới nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội lớn để các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam tiếp cận với thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng của mình.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, hoạch động chính sách và người trực tiếp hoạt động văn hóa sáng tạo.

Phiên thứ 2 có chủ đề “Chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Việt Nam” do bà Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế điều phối với các diễn giả là đại diện của những nhà quản lý, tư vấn, hoạch định chính sách văn hóa như PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; Ths. Hoàng Long Huy, cán bộ Cục Bản quyền tác giả.

Ông Choi Seung Jin - Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ nhiều kinh nghiệm thúc đẩy văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Hàn Quốc thông qua hoạt động hợp tác quốc tế. Hai gương mặt kỳ cựu của cộng đồng sáng tạo là bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) và nhạc sĩ Quốc Trung trao đổi thẳng thắn nhiều vướng mắc cũng như mong muốn của doanh nghiệp, nghệ sĩ người thực hành sáng tạo đối với các cơ quan Nhà nước, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách cho hoạt động sáng tạo, bảo vệ bản quyền và cả mơ ước sản phẩm sáng tạo được chấp nhận thế chấp ngân hàng để vay vốn tương tự các sản phẩm hữu hình khác như xe máy, ô tô.

Hoa Nguyễn

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文