Đặc sắc chương trình "Dòng sông kể chuyện"

06:38 07/08/2023

Tối 6/8, tại Cảng Sài Gòn (Quận 4), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tham dự chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện”. Cùng dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, TP Hồ Chí Minh và các địa phương.

Sân khấu trên sông Sài Gòn.

“Dòng sông kể chuyện” là chương trình nghệ thuật tái hiện các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển gắn với sông Sài Gòn, con sông của một trong những trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất nước; tái hiện sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh, trong hơn 300 năm qua với 5 chương biểu diễn:

Khẩn hoang: lấy cảm hứng từ câu chuyện khai khẩn vùng đất phương Nam và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc để tái hiện không khí xây dựng cuộc sống mới đầy sôi nổi và truyền tải thông điệp về sự sinh sôi qua ngôn ngữ múa đậm sắc dân gian với cây lúa - cây lương thực chính, biểu tượng của sức sống, là vòng tuần hoàn của thời gian trong mỗi khắc chuyển mùa.

Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên sông.

Xây thành: đưa khán giả ngược dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định – toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.

Tiết mục văn nghệ tái hiện hình ảnh trong chương Xây thành.

Trên bến dưới thuyền: tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời…

Khung cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền trên sông Sài Gòn.

Thương cảng phồn vinh: với bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương thời bấy giờ, những con tàu cập bến, đưa những thương nhân, du khách đến trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với người dân bản địa.

Rực rỡ thành phố bên sông: khắc họa một TP Hồ Chí Minh trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.

Thành phố phát triển ngày nay.

Không chỉ tái hiện dòng chảy lịch sử của thành phố, chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” là chương trình biểu diễn được tổ chức trong một không gian độc đáo: “trên bến” là Cảng Sài Gòn – thương cảng có tuổi đời hơn 160 năm với tầm nhìn hướng về trung tâm thành phố có các công trình ghi dấu ấn về sự phát triển thành phố hơn 300 năm qua như Cột Cờ Thủ Ngữ, Bến Bạch Đằng và các công trình hiện đại; “dưới thuyền” chính là mặt sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên với những tiết mục nghệ thuật được đàn dựng công phu.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP Hồ Chí Minh và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long; với sự tham gia biểu diễn của 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc… là các phương tiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có thể nói, sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam Bộ; hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân thành phố. Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông…”.

Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc chương trình.

Chương trình còn sử dụng những công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại bao gồm nghệ thuật chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước trên mặt sông; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show và pháo hoa.

Chương trình thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách.

Chương trình còn sử dụng những công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại bao gồm nghệ thuật chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước trên mặt sông; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show và pháo hoa.Lễ hội sông nước TP Chí Minh lần thứ nhất năm 2023 còn là hoạt động nhằm nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào của người dân về lịch sử của thành phố và phát huy tiềm năng vốn có, khai thác tối đa giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của dòng sông Sài Gòn; thúc đẩy truyền thông và quảng bá về các làng nghề truyền thống, các biểu tượng du lịch và điểm đến văn hóa, giải trí đặc trưng nhất của thành phố, góp phần định vị thương hiệu đô thị sông nước giàu bản sắc của TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Cảnh

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文