Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng đêm Hoàng Cung

07:19 04/05/2016
Lễ cưới công chúa gồm có sáu lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ. Trong ngày đầu, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây nấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 mâm vàng, 1 chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc...

Trong hai tối 1 và 3-5, chương trình lễ hội đêm Hoàng Cung đã được Ban Tổ chức Festival Huế phối hợp cùng Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức tại Đại Nội Huế. 

Qua 6 lần tổ chức, đến nay đêm Hoàng Cung đã trở thành một chương trình “đinh” của lễ hội Festival Huế khi thu hút hàng ngàn du khách tham dự.

Qua các kì lễ hội Festival Huế, chương trình đêm Hoàng cung luôn được hàng ngàn du khách chờ đón tham dự. 

Để phục vụ du khách, lễ hội đêm Hoàng Cung năm nay được mở rộng ra nhiều điểm trong khu vực Đại Nội Huế với 15 hoạt động văn hóa nghệ thuật. 

Nhiều chương trình nghệ thuật tái hiện "ký ức cung đình" ra mắt du khách trong đêm Hoàng cung.

Theo đó, du khách đến với đêm Hoàng Cung sẽ được chứng kiến cảnh đổi gác của cấm vệ quân trong lễ đổi gác tại Ngọ Môn. Trong khi đó, tại điện Thái Hòa là chương trình Âm sắc cung đình...

Các diễn viên tái hiện một nghi lễ cung đình thời triều Nguyễn.

Một trong những phần chính của đêm Hoàng Cung là chương trình Dạ yến tiệc cung đình được tổ chức tại điện Cần Chánh, phía sau điện Thái Hòa với chương trình nghệ thuật và ẩm thực cung đình xưa. 

Dạ yến tiệc trong đêm Hoàng cung với các món ẩm thực cung đình được nghệ nhân phục hồi đúng nguyên bản.

Đây là các món ăn có trong các buổi yến tiệc xưa được vua Nguyễn dùng đãi khách quý do nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh phục hồi đúng với nguyên bản. Theo đó, du khách khi đến dự Dạ yến tiệc sẽ vừa xem các chương trình nghệ thuật cung đình vừa thưởng thức 6 món ăn gồm khai vị Gắp tư dùng với đồ chua; Hải sâm nấu tôm ba oản và rau củ; bánh khoai tía và bánh kê; gỏi gà Huế; vịt lọng-xôi hong và món bánh màu pháp lam.

Ngoài thưởng thức ẩm thực cung đình, du khách còn được phục vụ các chương trình nghệ thuật truyền thống Huế.

Đặc biệt trong đêm Hoàng Cung, chương trình khiến nhiều du khách thích thú là cảnh tái hiện đám cưới công chúa triều Nguyễn. Theo sử sách, trước khi cử hành hôn lễ, vua Nguyễn sai Bộ Lại, Bộ Binh lập danh sách 5 người là con cháu và chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên để lựa chọn phò mã. 

Nghi lễ tái hiện đám cưới công chúa triều Nguyễn.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn được tái hiện khi công chúa và phò mã trong trang phục truyền thống cử hành đại lễ dưới sự chứng kiến của một vị quan được nhà vua chọn là chủ hôn. Lễ cưới công chúa gồm có 6 lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ. Ngày thứ nhất, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây nấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 mâm vàng, 1 chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc. Tiếp đến có thêm 2 con trâu, 2 con lợn và 2 vò rượu để làm lễ Nạp thái và lễ Vấn danh.

Để 'môn đăng hộ đối', vua Nguyễn đặt ra nhiều tiêu chí chọn phò mã như thông minh, có ngoại hình ưa nhìn và không bị tàn tật. Đặc biệt, phò mã phải là con, cháu hoặc chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên. Hôn lễ sẽ được cử hành tại cung Trường Sanh .

Vào ngày thứ hai sẽ có lễ Nạp trưng, lễ Nạp cát với các lễ vật tương tự ngày thứ nhất. Ngày thứ ba được xem là ngày quan trọng nhất với lễ Điện nhạn và lễ Thân nghinh. Các lễ vật trong ngày này gồm có 2 hộp chỉ ngũ sắc, 100 đồng tiền, 2 con ngỗng nhốt trong hai lồng có dây đỏ buộc liền nhau. Ngoài ra còn có 100 đồng và hộp chỉ ngũ sắc tượng trưng cho sự giàu sang thịnh vượng...

Sau phần ngi lễ, phò mã và công chúa vào lễ ở bàn lễ Tơ hồng, 2 người cùng ăn chung mâm cỗ tơ hồng, uống rượu trong 2 chén được làm từ hai nửa của một quả bầu. Sau hôn lễ, phò mã được nhà vua ban một bộ triều phục tam phẩm và một số vật phẩm khác.

Ngoài các chương trình tái hiện “ký ức cung đình”, đêm Hoàng cung còn có ca múa nhạc truyền thống kết hợp mỹ thuật sắp đặt, triển lãm trưng bày, hoa đăng, đèn lồng và các hoạt cảnh vui chơi, ca hát, sinh hoạt hàng ngày của các hoàng tử và công chúa được tái hiện sinh động trong vườn Cơ Hạ... tạo nên một không gian huyền ảo, lung linh tại Đại Nội Huế vào dịp Festival.

Ngoài Dạ yến tiệc và đám cưới công chúa triều Nguyễn, đêm Hoàng cung còn có nhiều hoạt động nghệ thuật cung đình khác.


Anh Khoa

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文