Đến Phú Yên xem nông dân trổ tài đua ngựa

18:29 30/01/2023

Sáng 30/1 (mùng 9 tháng giêng Quý Mão), đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh cùng người dân địa phương hội tụ bên Khu Di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng ở xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng.

Tham gia Hội đua ngựa Gò Thì Thùng năm nay có 32 kỵ mã đến từ các xã An Xuân, An Hiệp, An Thọ, An Lĩnh - huyện Tuy An. Mỗi đợt đua có 4 kỵ mã chạy hai vòng quanh Gò Thì Thùng với chiều dài khoảng 2km, sau đó 8 kỵ mã về nhất mỗi vòng được vào tranh tài hai vòng bán kết, 4 kỵ mã nhất và nhì ở vòng bán kết được chọn vào đua chung kết để giành giải nhất, nhì, ba.

Kỵ mã cùng các kỵ sĩ vào vạch xuất phát.   Ảnh: Tường Quân.

Kỵ sĩ điều khiển kỵ mã trên đường đua đều là những nông dân… thứ thiệt có độ tuổi từ 20-60, trong đó có người đã tham gia hàng chục hội đua ngựa ở nơi này. Đến với đường đua đều là ngựa cái do chính người dân địa phương chăn nuôi để thồ hàng hóa, nông sản, trong khi ngựa đực được dắt đến hội đua ngựa chỉ để… làm cảnh.

Dù kỵ mã lẫn kỵ sĩ đều là nghiệp dư, nhưng không khí hội đua rất sôi động và hấp dẫn bởi tiếng trống giục liên hồi cùng tiếng vỗ tay lẫn tiếng hò reo cổ vũ của khán giả khiến cho cuộc đua thêm nóng. Đã có trường hợp kỵ sĩ bị rơi khỏi lưng ngựa trên đường đua nhưng vẫn bật dậy cười sảng khoái.

Tranh tài trên đường đua.   Ảnh: Tường Quân.

Là một trong hàng trăm du khách xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, anh Trịnh Ngọc Quang đến từ thôn Phước Bình, xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa cho biết, lần đầu tiên anh được chứng kiến cuộc đua ngựa truyền thống khá hấp dẫn. "Đây cũng là một hoạt động văn hóa để người dân vui xuân bổ ích cần được duy trì”, anh Quang bày tỏ.

Đông đảo người dân cổ vũ Hội đua ngự Gò Thì Thùng.  Ảnh: Tường Quân

Còn ông Lê Văn Thành đến từ phường 8, TP Tuy Hòa hào hứng chia sẻ, dù không phải là ngựa chiến tại các trường đua chuyên nghiệp nhưng các kỵ mã đều phi nước đại tranh nhau về đích rất sôi nổi và hấp dẫn, trong đó có nhiều pha khiến cho người xem phải thót tim khi có kỵ sĩ tuột khỏi lưng ngựa vẫn cố đu bám bên hông trước khi ngã xuống bãi cỏ.

Kết thúc hội đua ngựa Gò Thì Thùng năm nay, giải nhất thuộc về kỵ sĩ số 23 Lê Thành Trung đến từ xã An Hiệp, huyện Tuy An. Đây là lần thứ 3 ông Trung giành giải nhất sau 20 năm tham gia.

Giải nhất thuộc về kỵ mã và kỵ sĩ số 23 Lê Thành Trung.  Ảnh: Tường Quân.

Nói về con ngựa và hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng, người dân ở huyện Tuy An vẫn nhớ mãi câu ca gắn liền với những địa danh ở vùng đất này: “Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về/ Cô về chẳng lẽ về không/ Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau/ Ngựa ô đi tới Quán Cau/ Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau Gò Điều”.

Thời xưa, giao thông cách trở nên người dân các xã miền núi, vùng bán sơn địa ở huyện Tuy An nuôi ngựa khá nhiều để thồ hàng hóa, nông sản vượt đồi núi, đường gập ghềnh, lầy lội. Không ai nhớ môn đua ngựa ở đây có từ lúc nào, mà sau ngày đất nước thống nhất, thanh niên ở xã An Xuân rủ nhau dắt ngựa ra Gò Thì Thùng để đua vui trong ngày Tết. Sau đó trở thành truyền thống hội đua ngựa Gò Thì Thùng tổ chức vào hàng chục năm qua vào ngày mùng 9 tháng giêng.

Năm nay hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Yên (PTP) được truyền hình trực tiếp trên sóng PTP và hơn 30 đài truyền hình trong nước tiếp sóng trực tiếp.

Hữu Toàn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文