Độc đáo lễ hội chọi dê Hàm Yên 2016

20:12 19/02/2016
Từ ngày 10 – 14 âm lịch, lễ hội chọi dê lớn nhất vùng Bắc Bộ bắt đầu khai mạc tại xã Yên Phú, (Hàm Yên, Tuyên Quang) với sự tham gia của 16 cặp đấu quyết liệt, hấp dẫn. 

Lễ hội chọi dê được tổ chức hằng năm với mong muốn khởi đầu năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, gặt hái nhiều thành công. Đặc biệt, năm nay quy tụ các cặp dê cụ có kinh nghiệm chinh chiến từ Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu đến tham dự.

Lễ hội chọi dê lớn nhất vùng Bắc Bộ

Đến với vùng đất lịch sử cách mạng những ngày này du khách không chỉ có dịp đắm mình trong những lễ hội truyền thống mà còn có dịp chiêm ngưỡng những màn “võ mồi” điêu luyện, những miếng đánh uy mãnh từ lễ hội chọi dê “độc nhất vô nhị” tại vùng núi phía bắc. Cứ sau mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người dân Tuyên Quang lại nô nức kéo nhau về trung tâm xã Yên Phú, (Hàm Yên) để chiêm hoa, thưởng võ. Lễ hội chọi dê năm nay tổ chức với quy mô lớn. Sau vòng sơ loại, 16 cặp dê chọi sẽ tham chiến ở vòng chung kết. Những chú dê núi được người dân thuần hóa, hằng ngày kiếm ăn ngay trên sườn núi. Cũng vì thế mà lễ hội chọi dê năm nay đón hàng ngàn lượt khách tham quan, vãn cảnh.

Tại lễ hội, Ban tổ chức tiến hành quây thành bốn sới chọi để các cặp cùng hạng cân tiến hành tham chiến. Những vòng quây có diện tích khoảng 50 – 70m2 để đảm bảo an toàn cho du khách, người dân thưởng võ. Trước khi bước vào trận đấu, những chú dê liên tiếp đưa ra những màn “võ mồi” để thể hiện uy mãnh của mình với đối thủ. Đó như một màn đánh tâm lý của những chú dê được xem là già dặn, nhanh ý. Mặt khác, màn “võ mồi” còn có tác dụng để thăm dò đối thủ trước trận đấu.

Trong trận đấu, những màn thượng võ được tung ra nhanh và mạnh khiến người xem phải trầm trồ về sức mạnh, sự mau lẹ của các “đấu sĩ” dê. Tại xới chọi thứ 2 là cặp đấu thu hút đông đảo khán giả đến xem với tham chiến của hai cặp dê số 48 và 49 (hạng cân 46 và 48 kg). Vừa bước vào võ đài, “đấu sĩ” dê số 49 đã giương hai mắt lườm đối thủ cùng lúc múa máy đôi chân để thể hiện sự già dặn, đánh đòn tâm lý với đối thủ. Tuy vậy, không chịu thua kém, “đấu sĩ dê số 48 cũng cui đầu ngẫm mình chạy một vòng xung quanh võ đài rồi dùng chân trước của mình cào mạnh xuống đất để thể hiện uy lực với  đối thủ. Trong trận đấu, hai đối thủ liên tiếp tung những cú đánh, tát bằng chân trước hay đá ngược chân sau đối thủ. Sau bốn mươi lăm phút đồng hồ, hai đấu sĩ vẫn cho thấy sự dẻo dai trong từng miếng đòn, liên tiếp đưa ra những cú đá, đánh trả nhau. Tuy vậy, chỉ khoảng mười lăm phút sau đó, “đấu sĩ” dê mang số hiệu 49 đã hạ gục đối thủ bằng màn đá chân sau nhanh như chớp cùng miếng đòn móc sừng, hất ngược đối thủ ngã ngửa ra phía sau.

Sự già dặn, cùng thâm niên chinh chiến bốn năm lọt vào giải chung kết cặp “đấu sĩ” đàn anh đã đem đến cho người xem hết bất ngờ này đến thú vị khác. Tuy vậy, không vì thế mà những người xem không hứng thú với những cặp đấu ở hạng cân thấp. Với kinh nghiệm chính trường còn ít, nhưng sự lì lợm cùng sức trẻ, sự hung hăng đã níu kéo khán giả, buộc họ không muốn rời mắt khỏi khỏi đài.

Ở Phía đối diện là xới chọi của cặp đôi mang số hiệu 25 và 12 ( với thứ tự 27, 30 kg). Với sức trẻ, sự nhiệt huyết hai “đấu sĩ trẻ” đã dâng cho khán giả một trấn đấu cống hiến hết mình. Vừa bước vào đấu trường, “đấu sĩ” trẻ tuổi nhất giải mang số hiệu 25 đã liên tục dùng chân đá xỉa ngang, nhảy lên để tị uy trước đối thủ. Về phần mình, “đấu sĩ” dê số 12 cẩn trọng nghiêng mình chú ý lắng nghe những tiếng động để nắm bắt tâm lý đối thủ. Ở Phía đối diện, nhanh như chớp, khi trọng tài vừa thổi tiếng còi khai cuộc, “đấu sĩ” số 25 nhận hiệu lệnh từ chủ nhân, lấy đà lao đến húc đối liện khiến đối thủ choáng váng, lùi về sau hơn hai mét. Không cho đối thủ lấy lại thăng bằng “đấu sĩ” số 25 tiếp tục lùi về phía sau dùng hết sức húc liên tiếp vào đầu đối thủ rồi ra chiêu móc sừng, hất ngược chú dê số 12 lên. Do quá bất ngờ bởi lối đánh nhanh, với nhiều đòn chớp nhoáng nên “đấu sĩ” dê số 12 đã chịu thu tâm phục khẩu phục, chỉ biết nằm dưới nền đất ngước nhìn đối thủ dương uy.

Khóa đào tạo những “đấu sĩ dê” độc nhất vô nhị

Theo ông Hàm Ngọc Truyện (Hàm Yên, Tuyên Quang): “Quy trình huấn luyện dê chọi ở đây được xem là “độc nhất vô nhị”. Có hai cách để huấn luyện nên những chú dê chọi và cả hai đều phải tuân qua những quy trình khó khăn. Quy trình đầu tiên là huấn luyện dê chọi từ những chú dê núi hoang dã. Hiện tại trong huyện rất ít người huấn luyện theo cách này vì xác xuất thành công chỉ đạt 2/10, (tức là trong 10 chú dê núi đem về thuần để huấn luyện thì xác xuất chỉ thành công được với hai chú, thậm chí là không)”.

Người huấn luyện dê núi phải rất thuần thục, biết rõ đường đi lối lại của chúng. Để có thể huấn luyện dê núi thuần thành dê chọi, ban đầu người dân cần đi tìm dê trong rừng và bắt con khỏe nhất trong đàn hoặc tìm đàn dê hoang dã để gửi dê con khi còn mới nhỏ để chúng tự sinh tồn, học hỏi. Tuy vậy, giờ gần như không còn ai làm theo kiểu này vì mất nhiều thời gian, công sức. Những chú dê chọi hiện tại đa số được huấn luyện tại đồi và được chăn thả quanh năm. Quy trình đào tạo dê chọi phải chọn ngay từ những con mẹ và chọn dê phối giống có chất lượng cao. Chính vì vậy mà dê mẹ cũng được chăm sóc theo quy trình chu cháo, kín kẽ.

Theo quy luật bất thành văn, dê chọi phải được tách khỏi mẹ sau một đến hai tháng đầu đời. Dê chọi sau khi tách mẹ được chăm chút quy trình ăn uống, tập luyện đều đặn mỗi ngày nhằm tăng sức đề kháng, chiều cao, cân nặng. quá trình tăng cân cũng được chủ nuôi kiểm soát tối đa. Bởi lẽ, nếu dê quá béo sẽ không chạy được và lười vận động hơn.

“Dê chọi hằng ngày cũng được cho ăn uống đều đặn với chế độ dinh dưỡng như con người. Mỗi ngày các “đấu sĩ” cũng được uống sữa, nghe nhạc, ăn cỏ, uống nước sạch, mùa hè có quạt mát, mùa đông có cả sạch để làm nệm. Tuy vậy, mỗi ngày dê chọi đều phải đi ngủ lúc 21 giờ và thức giấc lúc 6 giờ hơn để đảm bảo giấc ngủ sâu hơn. Mỗi sáng thức giấc dê chọi cũng được ăn uống, tập luyện chạy bộ lên vùng đồi, vùng đất đá để rèn đôi chân, học những miếng đòn sau đó sẽ trở về lán nghỉ vào buổi trưa. Buổi chiều dê chọi tiếp tục hành trình lên núi kiếm ăn, tập luyện sau đó trở về nghỉ ngơi vào buổi tối sau khi tắm rửa” – anh Trần Đình Ngọc, (Hàm Yên, Tuyên quang) người có thâm niên nuôi dê chọi hơn sáu năm qua tâm sự.

Hiện dê đang là một trong những vật nuôi chính của người dân trong tỉnh Tuyên Quang. Người dân và chính quyền cũng đang từng bước xây dựng lễ hội chọi dê trở thành thương hiệu du lịch nhằm thu hút du khách thập phương đến thưởng võ, vãn cảnh dịp đầu năm.

Hải Châu

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文