Độc đáo những “phiên bản” Kim ấn triều Nguyễn làm bằng gốm thếp vàng

18:10 10/06/2022

Chiều 10/6, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân (NNND) Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn”.

Lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế.
Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn do NNND Trần Độ chế tác bằng gốp thếp vàng.

Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

Độc đáo 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn.
Phiên bản Kim ấn Chế cáo chi bảo.

Tuy nhiên, có một số chiếc ấn đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, ngọc, bạc nay đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Các phiên bản Kim ấn của các Hoàng đế, Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử… triều Nguyễn.
Phiên bản Kim ấn Khâm văn chi Tỷ. Kim ấn được đúc vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827), đóng trên các văn kiện liên quan đến việc làm sách, lập trường học hoặc mở khoa thi.

Triển lãm Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử…

Triển lãm góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn.
Phiên bản Kim ấn Thánh tổ nhân Hoàng đế chi bảo (góc trái). Ấn được đúc vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), được thờ cùng kim sách ghi thụy hiệu của nhà vua sau khi mất, đặt tại Thế Miếu.

Triển lãm góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế một thời. Những chiếc ấn trưng bày tại triển lãm đều là sản phẩm từ đôi bàn tay tài hoa của NNND Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng (TP Hà Nội).

Phiên bản Kim ấn Khôn Nghi Hoàng thái hậu bảo. Ấn đúc vào năm Khải Định thứ 8 (1923), dùng để tôn phong Hoàng Thái phi Dương Thị Thục (thân mẫu Hoàng đế Khải Định) làm Khôn Nghi Hoàng thái hậu.

Sự hiện diện của những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn bằng chất liệu gốm là một sự trải nghiệm mới trong nghệ thuật tạo hình và chế tác gốm Bát Tràng của NNND Trần Độ. Qua đó giúp du khách tham quan Cố đô Huế có thêm cơ hội để hiểu thêm về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình điều hành và quản lý Nhà nước dưới thời Nguyễn.

Phiên bản Kim ấn Hoàng Thái tử bảo. Ấn đúc vào năm Gia Long thứ 15 (1816) để sắc phong Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (Hoàng đế Minh Mạng sau này) làm Thái tử.
Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” thu hút đông du khách đến xem.

Triển lãm là sự kiện hưởng ứng Festival Huế 2022 và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm BTDT Cố đô Huế.

Anh Khoa

Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, chiều 3/1, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an Đà Nẵng về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả quy mô lớn.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ngày 3/1 thông báo gia hạn thêm một tuần đối với việc kiểm tra tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 do các hãng hàng không nước này khai thác, trong bối cảnh cơ quan chức năng bắt đầu trục vớt xác máy bay của Jeju Air sau thảm họa hàng không xảy ra cuối tháng 12. 

Ngày 2/1, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp với với Công an huyện Mèo Vạc, Đồn Biên phòng Xín Cái, tỉnh Hà Giang; Công an huyện Quảng Nam và huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiến hành giải cứu thành công một người phụ nữ ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sau 6 năm bị lừa bán.

Ngày 3/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, sau thời gian điều tra, củng cố chứng cứ, đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội "Hành hạ người khác".

Ngày 3/1/2025, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ vai trò, hành vi phạm tội của các đối tượng khác trong đường dây để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文