Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

17:42 13/04/2025

Trong 2 ngày 12 và 13/4, tại Khu du lịch đảo nổi huyện Buôn Đôn, UBND huyện Buôn Đôn phối hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn và đón Tết cổ truyền Bunpimay - Lào năm 2025.

Theo tục lệ, vào những ngày giữa tháng 4 Dương lịch hằng năm, khi những cánh hoa gạo ở Tây Nguyên bắt đầu nở rộ, cũng là lúc người Lào cư trú, sinh sống trên mảnh đất  đầy nắng và gió này lại tưng bừng đón lễ hội năm mới lớn nhất trong năm.

Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên -0
Ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết, vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, một bộ phận cộng đồng người Lào đã đến giao thương và định cư tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, số người Lào sinh sống trên vùng đất này có khoảng 110 hộ với 250 khẩu và hàng năm cứ đến dịp Tết cổ truyền Bunpimay, bà con lại tổ chức đón Tết theo nghi thức, phong tục cổ truyền.
Bunpimay (lễ hội năm mới) hay còn gọi là Lễ hội Hotnam (Té nước), là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lào, được người dân gìn giữ, tổ chức vào tháng 4 Dương lịch hằng năm theo đúng những nghi thức, phong tục tập quán truyền thống, nét văn hóa hết sức đặc sắc của người Lào.
Vào ngày đầu tiên của Bunpimay Lào (ngày cuối cùng của năm cũ), buổi sáng người Lào quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân tới chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người dân rước tượng Phật ra một gian riêng và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật.
Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà bởi theo quan niệm, đây là nước phúc đức, nước may mắn, do đó họ đưa về nhà vẩy lên đầu con cháu, vào mọi thành viên trong gia đình và khắp nhà… với niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn cho mọi người và đồ vật.
Trong những ngày Tết cổ truyền Bunpimay của Lào, một trong những hoạt động không thể thiếu đó là té nước. Đây được xem là nghi lễ mang tính đặc trưng nhất trong dịp này với ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang.
Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước lên những người lớn tuổi để chúc họ sống lâu và thịnh vượng. Tất cả mọi người, dù lạ hay quen, dù sang hay nghèo, khi được gia chủ tiếp đón đều nhận những tình cảm ân cần như nhau thông qua những gáo nước sạch và mát dội lên người khi đến thăm để gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, mạnh khỏe. Theo quan niệm của người Lào, người nào càng được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm thì sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, đồng thời cũng như sự minh chứng là mình được nhiều người yêu mến.
Trong dịp lễ, ngoài hoạt động té nước, Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời và không thể thiếu vào dịp năm mới, với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.
Họ buộc những sợi chỉ màu và gửi lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc. Tục lệ này tuy đơn giản nhưng phản ánh sâu sắc tính cách hiền hòa của người dân Lào. Họ không bao giờ cầu cho mình mà chỉ cầu cho người khác, bởi theo họ khi làm điều gì tốt lành cho người khác, thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình. Trong suốt ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay thì được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.
Ngoài các nghi lễ cầu may, Bunpimay còn có rất nhiều hoạt động khác như: Phóng sinh cá, chim, rùa để làm việc thiện; lễ rước Nàng Chúa xuân (Nang Sangkhane), đắp cát...

 Tết Bunpimay, tết cổ truyền người Lào tại Buôn Đôn không chỉ là ngày hội của một cộng đồng, mà còn là biểu tượng đẹp đẽ của tình đoàn kết, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em trên vùng đất biên cương thiêng liêng của tỉnh Đắk Lắk.

Văn Thành

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và tối qua (2/5), khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, khu vực Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như Bảo Lâm (Lâm Đồng) 59.4mm, Nhơn Hội (An Giang) 48.6mm, Bù Nho 1 (Bình Phước) 46.8mm…

Đối tượng được Công ty TNHH Plan In Việt Nam bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, sau đó nghỉ làm tại công ty nhưng không báo cáo cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và tiếp tục sử dụng thẻ tạm trú để cư trú, hoạt động tại Việt Nam và lén lút di chuyển qua nhiều tỉnh, thành.

Ngày 2/5, thông tin từ Ủy ban an toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 44 người (đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn). So với ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ năm trước, số vụ tai nạn giảm 15 vụ, giảm 14 người chết, tăng 6 người bị thương.

Ngày 2/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa kịp thời tiếp nhận 10 ngư dân trên tàu cá BV 97879 TS do ông Trương Quang Khánh (SN 1983, thường trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, bị nạn trên biển sau khi va chạm với tàu hàng BBC MERCURY, quốc tịch Liberia.

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP Hồ Chí Minh - một lần nữa khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn của Đại thắng mùa Xuân 1975 trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.