Giải mã kiến trúc hoàng cung, phục dựng điện Kính Thiên tại Thăng Long xưa

08:15 17/11/2021

Những bí ẩn quanh điện Kính Thiên - tòa điện thiết triều mang biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua và triều đình tại Kinh đô Thăng Long xưa vừa được nhiều nhà khoa học làm rõ thêm. Các kết quả này được cho là góp phần quan trọng vào việc phục dựng điện Kính Thiên tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Nhiều phát hiện mới về kiến trúc hoàng cung thời Lê sơ

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, trong các cuộc khai quật khảo cổ học năm 2017 - 2021, Viện Khảo cổ và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đã phát hiện được 70 cấu kiện kiến trúc gỗ, loại hình khá đa dạng như cột, kèo, xà, ván sàn, cấu kiện rui, xà đấu. Những hiện vật gỗ cung cấp những bằng chứng xác thực về một bộ khung gỗ thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long. Các cấu kiện gỗ với các đặc trưng hoa văn sen, mây lửa, hình “như ý”, phong cách thếp vàng thật đều phản ánh rõ các đặc điểm của nghệ thuật Lê sơ.

Qua so sánh với đồ gốm mạ vàng ở Hoàng thành Thăng Long và tàu đắm Cù Lao Chàm (Quảng Nam), cho phép khẳng định đó đều là các cấu kiện gỗ thế kỷ 15 trong Hoàng cung. Những cấu kiện kiến trúc gỗ này cho phép thấy được đôi nét về diện mạo bộ khung gỗ với một số kiểu dáng, kiểu mộng cụ thể, một vài họa tiết trang trí, phong cách sơn son thếp vàng, kỹ thuật sơn, kỹ thuật thếp vàng mang tính chất cung đình của Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ…

Đặc biệt, năm 2021, khai quật khảo cổ tại vị trí phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên đã phát hiện thêm một tầng mái của một mô hình kiến trúc tráng men xanh, men vàng. Nghiên cứu bước đầu cho thấy, một số cấu kiện kiến trúc gỗ nói trên và các thành phần ngói lợp với mô hình kiến trúc này có những điểm khá gần nhau. Nếu tiếp tục nghiên cứu lâu dài, dần dần có thể khôi phục một cách tương đối bộ khung kiến trúc và kiểu cách bộ mái kiến trúc thời Lê sơ ở khu vực chính điện Kính Thiên.

PGS.TS. Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành cho biết, những phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu vực điện Kính Thiên đều xác nhận, các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ phổ biến là kiến trúc gỗ, trên mái được lợp ngói, nhưng đã có những thay đổi rất cơ bản về quy hoạch không gian, quy mô, kết cấu kiến trúc, xuất hiện nhiều loại ngói men (ngói lưu ly) bên cạnh ngói đất nung mang phong cách đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với ngói thời Lý, Trần trước đó. Ngói thời kỳ này phổ biến là ngói ống và ngói cong, trong đó ngói diềm mái là ngói câu đầu và ngói trích thủy giống như loại ngói lợp trên mái các cung điện cổ ở Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Từ phát hiện này cho thấy, bộ mái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ vốn rất phong phú, đa dạng và có nhiều sắc màu nhất bởi sự đan xen tương phản từ các loại ngói men vàng, men xanh và ngói đất nung màu đỏ hay màu xám đen. Trong đó đặc sắc và khác biệt nhất là loại ngói rồng men vàng và xanh lục được tạo khối theo từng bộ phận của con rồng, khi ghép lại theo chiều dọc của mái sẽ tạo thành hình một con rồng hoàn chỉnh. Loại ngói rồng men vàng là loại ngói cao cấp nhất, được sử dụng để lợp trên mái tòa chính điện trong Cấm thành, tức điện Kính Thiên, giống như trường hợp điện Thái Hòa (cố cung Bắc Kinh) hay điện Thái Hòa (Đại nội Huế).

PGS.TS. Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành chia sẻ bản vẽ 3D kiến trúc điện Kính Thiên dựa trên mô hình mặt bằng giả định.

Củng cố cơ sở khoa học, tiến tới phục dựng điện Kính Thiên

Cũng theo PGS.TS Bùi Minh Trí, các cuộc khai quật quanh khu vực điện Kính Thiên đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ, bao gồm cột, xà, ván sàn, trong đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củng. Đặc biệt, cuộc khai quật phía Đông điện Kính Thiên năm 2021 tìm thấy một mô hình kiến trúc men xanh lục rất đặc sắc. Trên mô hình này mô tả khá hiện thực bộ mái của công trình được lợp bằng loại ngói ống, có diềm là ngói câu đầu trích thủy và bộ khung của công trình là hệ đấu củng. Phát hiện này góp phần khẳng định, kiến trúc trong hoàng cung Thăng Long từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ đều phổ biến là kiến trúc đấu củng.

Mặt khác, nghiên cứu so sánh thức kiến trúc cung điện cổ châu Á và nghiên cứu mô hình, hình vẽ kiến trúc thời Lê sơ trên đồ gốm cao cấp xuất khẩu cũng cho thấy, kiến trúc điện Kính Thiên là kiến trúc có hai tầng mái…Từ nhiều cơ sở tư liệu và dựa vào dấu tích thềm bậc đá chạm rồng còn lại tại điện Kính Thiên, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã thử giải đoán và tiến hành vẽ 3D kiến trúc điện Kính Thiên dựa trên mô hình mặt bằng giả định. Theo bản vẽ này thì điện Kính Thiên có quy mô rất to lớn, có mặt bằng hình chữ Công, điện trước, điện sau bằng nhau và đều có 7 gian 2 chái, lòng điện có 10 hàng cột gỗ, mỗi hàng 6 cột. Kết cấu mặt bằng này giống với mặt bằng kiến trúc chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Văn Đoàn cũng cho biết, kết quả nghiên cứu, khai quật di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) cho thấy di tích Lam Kinh hội tụ khá đầy đủ những đặc trưng nổi bật của kiến trúc thời Lê qua các giai đoạn. Trong đó có kiến trúc của Chính Điện tại đây có mặt bằng khá ổn định với bố cục hình chữ Công. Về chức năng sử dụng của Chính Điện, sử liệu không cho biết cụ thể, song qua các ghi chép, có thể suy luận đó là nơi vua ở trong những dịp về bái yết Sơn Lăng. Những phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ và qua so sánh với các kiến trúc điện, miếu khác có thể cho rằng Chính Điện có thể là nơi ở, nơi thiết triều của vua trong những dịp về Lam Kinh…

Như vậy, những kết quả nghiên cứu tại Lam Kinh cũng có thể là cơ sở tin cậy để các nhà khoa học tham khảo trong quá trình phục dựng điện Kính Thiên tại di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

N.Nguyễn

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文