Giữ hồn Việt qua các hoạt động văn hóa ngày Xuân

07:10 02/02/2024

Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, những ngày này, hàng loạt chuỗi hoạt động quy mô lớn được triển khai tại nhiều điểm di tích, bảo tàng, trung tâm giao lưu văn hóa… nhằm bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều nét đẹp văn hóa ngày xuân một thời tưởng chừng rơi vào lãng quên được các đơn vị nỗ lực phối hợp với các nhà nghiên cứu tái hiện, thu hút đông đảo công chúng, đặc biệt là người trẻ.

Tết 3 miền hội tụ trên đất Thủ đô

Được Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân duy trì tổ chức thường niên, sau 5 năm, “Tết Việt - Tết Phố” đã trở thành điểm du xuân quen thuộc của người dân và du khách mỗi dịp Tết đến, xuân về.  Nhiều phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa ngày xuân không còn phổ biến như  xưa được các nhà quản lý nỗ lực phối hợp  với các chuyên gia, nhà nghiên cứu tái hiện, giới thiệu đến công chúng.

Đình Kim Ngân, Hà Nội tưng bừng trong ngày khai hội “Tết Việt – Tết Phố 2024”.

Đến Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây dịp này, khách du xuân như được trở lại với không  khí đón Tết, tìm hiểu tường tận từ cách bài trí trong gia đình, mâm cỗ ngày Tết, những thú chơi tao nhã mà cầu kỳ như nghệ thuật thưởng trà, chơi hoa thủy tiên… của các gia đình Hà Nội xưa. Những hoạt động tưởng chừng chỉ còn trên sách vở với số đông thị dân như dâng lễ cửa Đình, cáo yết Thành Hoàng, dựng cây Nêu ngày Tết… được tái hiện đầy sinh động.

Đoàn rước lễ hàng trăm người, trong đó, những người trẻ chiếm số lượng khá nhiều, với khăn áo chỉnh tề, diễu hành qua nhiều tuyến đường, để lại những ấn tượng khó quên với người dân và du khách đến phố cổ dịp này. Đình Kim Ngân - ngôi đình hàng trăm tuổi, trong ngày khai hội, khách dự lễ, khách du xuân không quản ngại giá rét, chen chật từ ngoài phố đến trước ban thờ làm lễ.

Tại di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Tết Giáp Thìn 2024 tưng bừng với “Happy Tết”. Trên diện tích 3.000 - 3.500m2, các không gian văn hóa đặc biệt được sắp đặt dàn dựng cùng với các tiểu cảnh giới thiệu điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Khách tham quan có dịp du xuân trên “Chuyến tàu quê hương”, ngắm những vườn hoa xuân rực rỡ bên cây cầu nổi tiếng - cầu Long Biên; hòa mình vào “Không gian nhà Hà Nội xưa” với bản mô phỏng Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây. Cũng tại đây, du khách còn có dịp tìm hiểu  nhiều câu chuyện văn hóa thú vị về gia đình người Hà Nội xưa vào dịp Tết cổ truyền như: Chuẩn bị mâm cơm cúng Tết, quây quần gói bánh chưng trong hương thơm thoang thoảng của nước mùi già. “Không gian Tết miền Trung” được tái hiện cùng mô phỏng ngôi nhà vườn An Hiên Huế. “Không gian Tết miền Nam” được tái hiện với hình ảnh nhộn nhịp trên chợ nổi, mang đậm dấu ấn miệt vườn, sông nước của người dân Nam Bộ ngày Tết. “Không gian Tết sắc màu dân tộc” là bức tranh văn hóa đa sắc màu với những nghi lễ, phong tục, ẩm thực của đồng bào các dân tộc.

Kết hợp hài hòa truyền thống và đương đại

Được biết, đến nay, nhiều hoạt văn hóa đặc sắc khác  cũng đã được chuẩn bị chu đáo để phục vụ khách du xuân. Với Văn Miếu – Quốc Tử Giám là “Hội chữ xuân”, trong đó, điểm nhấn là hoạt động xin chữ ngày xuân với các gian lều viết chữ của 40 “ông đồ” xung quanh Hồ Văn. Ngoài ra, “Hội chữ xuân” còn nhiều hoạt động mang đặc trưng riêng của Văn Miếu như tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống (không gian sĩ tử đi thi, làng sĩ tử với bối cảnh không gian làng trong phố…), triển lãm thư pháp…

Bảo tàng Hà Nội cũng đã sẵn sàng với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”, “Phong vị tết xưa Hà Nội”. Theo đó, các phong tục tốt đẹp của tết cổ truyền dân tộc như gói bánh chưng, dựng câu nêu, chơi câu đối, chơi tranh, xin chữ, thú chơi cây cảnh, pháo Tết, chợ Tết… được giới thiệu sinh động qua ảnh, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, giao lưu cùng  PGS.TS Bùi Xuân Đính về phong tục chuẩn bị tết xưa của người Hà Nội và TS Trần Đoàn Lâm về tục lệ chúc tết truyền thống.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhiều hoạt động giàu tính trải nghiệm, giới thiệu nét đẹp của Tết cổ truyền được triển khai từ 23 tháng Chạp đến mùng 9 Tết (ngày 2 – 18/2) như dựng cây nêu, gói bánh chưng, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa rối nước… Đặc biệt tại đây còn có hoạt động khám phá Tết qua công nghệ, tương tác vui khám phá ý nghĩa Tết Việt, mâm ngũ quả, di sản Hội An, trải nghiệm làm đồ chơi và thí nghiệm khoa học gắn với Tết…

Rước lễ trên phố cổ Hà Nội thu hút người dân và du khách.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà nghiên cứu, những người gắn bó lâu năm với các hoạt động văn hóa dịp Tết cổ truyền đều khẳng định, việc tái hiện, giới thiệu phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa góp phần khơi dậy giá trị văn hóa truyền thống, qua đó mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ thêm yêu mến, trân trọng văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, trong quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa dịp Tết, Ban tổ chức luôn hướng đến những người trẻ, chú trọng hình thức tổ chức hấp dẫn, sinh động. Ngay các hoạt động mang tính chất lễ nghi, Ban tổ chức cũng ưu tiên lựa chọn những bạn trẻ tham gia. Đây sẽ là những người kế thừa, trực tiếp  duy trì  các hoạt động văn hóa trong thời gian tới.

Chung nhận định trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, trưởng nhóm Đình Làng Việt còn cho rằng, xưa nay, Tết là dịp để các cộng đồng “khoe” những gì tốt đẹp nhất. Khơi dậy những giá trị văn hóa trong Tết cổ truyền là khơi dậy những giá trị văn hóa tinh túy. Vì vậy, bên cạnh việc phối hợp với các nhà nghiên cứu để giới thiệu chính xác nhất, thể hiện được những giá trị cốt lõi, Ban tổ chức phải luôn cố gắng để có hình thức thể hiện sinh động, hấp dẫn, tiếp cận được số đông công chúng.

Cũng theo ông Bình, sau nhiều năm tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với Tết cổ truyền, các hoạt động của Đình Làng Việt ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ ở nhiều vùng, miền trên cả nước.  “Có những bạn ở tận miền Nam, có bạn là du học sinh ở nước ngoài tự bỏ tiền mua vé đến Hà Nội, đều đặn về tham gia cùng chúng tôi. Nhiều công ty du lịch cũng liên lạc hỏi lịch tổ chức từ sớm để đưa khách đến. Đây là những tín hiệu rất vui và cho thấy, các hoạt động này có thể phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn”, ông Bình chia sẻ. 

Hoa Nguyễn

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文