Hà Nội thí điểm hình thành “Giao lộ sáng tạo” tại 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu

16:00 30/10/2024

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với sự tham gia của  hơn 500 nhà sáng tạo, trên 100 hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024.

Đây là thông tin được Ban tổ chức cho biết tại buổi họp báo về Lễ hội vào chiều 30/10 tại Hà Nội.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Tạp chí Kiến trúc tổ chức, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và nhiều cơ quan, đơn vị.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 là nơi gặp gỡ của gần 500 nhà sáng tạo, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ đương đại, nghệ sĩ biểu diễn, chuyên gia, những nhà nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật… qua đó lan tỏa vẻ đẹp của nỗ lực sáng tạo, khuyến khích sự dũng cảm thực hành sáng tạo để thúc đẩy nền Công nghiệp văn hóa của Hà Nội - Thành phố Sáng tạo.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những công trình trong "Giao lộ sáng tạo".

Chia sẻ tại buổi họp, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một hoạt động tiếp tục định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO. Qua đó sẽ tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô, với một khát vọng được góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước bước vào kỉ nguyên mới-kỉ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lễ hội có chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” được bắt đầu từ ngày 9 - 17/11 với quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô. Quảng trường Cách mạng tháng 8 nơi kết nối trục “Tinh hoa di sản”, phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông; trục “Kinh tế Sáng tạo” dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền gồm các công trình kiến trúc nổi bật như Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự Nhiên; và các không gian văn hóa Hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn.

Lễ hội tập trung vào ba trụ cột đó là: Thiết kế - cộng đồng - sáng tạo, và có hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa với sự tham gia của các cộng đồng sáng tạo đến từ các thành phố thuộc Mạng lưới các thành phố, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, các trường đại học, Thành đoàn Hà Nội, các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố.

Một trong số các hình ảnh ấn tượng và bất ngờ với số đông của Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ).

Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, kết nối trục “Tinh hoa di sản” (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục “Kinh tế sáng tạo” (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ),... và 5 vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn..

Lễ hội có 3 công trình biểu tượng (Pavilion): “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

Cung Thiếu nhi Hà Nội là nơi diễn ra hơn 30 hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

 Cung Thiếu nhi Hà Nội được định vị như “trái tim” của tuyến Lễ hội với chủ đề “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” với hơn 30 hoạt động trưng bày, giới thiệu, chiếu phim, sắp đặt kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, workshop, hành trình trải nghiệm, toạ đàm và các hoạt động khác.

Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ) là nơi trưng bày Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác: “Cảm thức Đông Dương”, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, trong cảm quan đa dạng của những kiến trúc sư, họa sĩ và nghệ sĩ hiện tại.

Tại Lễ hội có nhiều hoạt động trưng bày đáng chú ý như Triển lãm Ý tưởng Thiết kế Sáng tạo tại Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, hoạt động trưng bày tại Nhà Triển lãm (số 45 Tràng Tiền), Phòng triển lãm (số 61-63 Tràng Tiền). Tại Rạp Công nhân có Kịch nói, nghệ thuật trình diễn dân gian, hoạt động hội chợ giới thiệu các sản phẩm sáng tạo.

Trên phố Tràng Tiền và các phố lân cận như Nguyễn Xí, Đinh Lễ có các hoạt động đường phố: Biểu diễn xiếc, nghệ thuật,  trình diễn thời trang, hoạt động cộng đồng… Tuyến phố Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông có các hoạt động đường phố như: Biểu diễn xiếc, nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, trưng bày sắp đặt một số tác phẩm nghệ thuật, các không gian vui chơi của trẻ em…

Dự kiến, trong khuôn khổ Lễ hội sẽ có hơn 20 hội thảo, toạ đàm: Thiết kế, Nghệ thuật, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Thời trang, Công nghệ, Xuất bản và các lĩnh vực khác cùng các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

N.Hoa

Viện KSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, cựu Trưởng nhóm ngân quỹ - kho quỹ tập trung, TPBank) về tội “Tham ô tài sản”. Lợi dụng sơ hở của Ban quản lý kho, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi nilon đen mang bán được 8,8 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận). Trong đó, có bị can Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận).

Sáng 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã bắt tạm giam bị can Võ Nhật Thảo (SN 1998, trú tổ 4, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi) về tội "giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". Thảo được xác định đã quan hệ tình dục với hai chị em sinh đôi nhiều lần.

Euronews hôm 31/10 đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra đối với sàn thương mại trực tuyến Temu của Trung Quốc, 5 tháng sau khi đưa nền tảng này vào danh sách cần được giám sát chặt chẽ nhất theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của khối.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Dự thảo luật bổ sung chế độ, chính sách cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trực tiếp thực hiện các hoạt động chữa cháy, CNCH tại khoản 2 Điều 47 và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Thông qua vận hành cơ chế tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng phản ánh hiện trường PhuLy-S đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ hiệu quả mục tiêu xây dựng đô thị, thành phố thông minh tại TP Phủ Lý (Hà Nam).

Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, làng nghề truyền thống phong phú. Cùng với chủ trương tập trung đầu tư, khai thác nguồn lực di sản này, nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hoá được "đánh thức", được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.

Chỉ hơn 1 tháng nữa, ĐT Việt Nam sẽ bước vào tranh tài tại AFF Cup 2024 với mục tiêu nỗ lực giành vé vào chung kết. Bằng khoảng thời gian ngắn đến như vậy, liệu HLV Kim Sang-sik có thể giải quyết vấn đề nội tại liên quan đến thực lực, tinh thần cho các học trò?

Bằng biện pháp yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế, ngành Thuế đã thu hồi được hàng nghìn tỷ đồng nợ thuế. Mới đây, tại Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý Thuế, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế để đảm bảo công bằng, bình đẳng với tất cả người nộp thuế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文