Hồi sinh Di sản Huế

08:09 14/02/2023

Cách đây 30 năm, Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1993). Đến nay, sau nhiều năm với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế đã thực hiện tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp hàng trăm công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn để phát huy giá trị hệ thống di sản.

Trong 143 năm tồn tại (1802-1945), triều đình nhà Nguyễn đã để lại cho vùng đất Cố đô Huế hệ thống thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm với nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, trải qua thời gian và do chiến tranh nên hệ thống di sản này bị tàn phá làm hư hỏng nghiêm trọng. Sau chiến tranh, toàn bộ Quần thể di tích Cố đô Huế với hơn 300 công trình kiến trúc lớn nhỏ đều bị xuống cấp, hư hỏng với các mức độ khác nhau.

Lăng vua Minh Mạng, một trong những công trình kiến trúc thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Trong đó khu vực Hoàng thành Huế còn lại 62 công trình so với con số 136 công trình kiến trúc thời nguyên thủy; khu vực kinh thành còn 97 công trình hư hỏng nặng. Các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức… chỉ còn lại số ít công trình nguyên vẹn, nhiều di tích đứng trước nguy cơ đổ sập. Trong thời buổi đất nước gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh nên vào thời điểm này, công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế gặp muôn vàn thử thách.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau nhiều ngày khảo sát thực trạng tại các di tích Cố đô Huế, vào cuối tháng 11/1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M'Bow, Tổng Giám đốc UNESCO thời bấy giờ đã ra lời kêu gọi trên toàn thế giới: "Huế là một đỉnh cao của bản sắc văn hóa, cứu vãn Huế là cứu vãn cho thế giới bởi Huế là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa loài người". Đây chính là dấu mốc quan trọng trong hành trình cứu nguy cho Di sản Huế. Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã kịp thời đề ra những giải pháp để cứu lấy di sản Huế. Tháng 6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế được thành lập, đến năm 1992 đổi tên thành Trung tâm BTDT Cố đô Huế, trở thành đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế trong việc lập kế hoạch phục hưng, cứu vãn di sản Cố đô Huế.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế; Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL), sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập hồ sơ quy hoạch định hướng bảo tồn và nâng cao giá trị khu di tích Huế; lập hồ sơ khoa học trình UNESCO đưa Huế vào danh mục di sản văn hóa thế giới; lập khoanh vùng bảo vệ để dân không lấn chiếm.

Ðến năm 1993, Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tiếp đó, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng đề án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996-2010; sau đó là đề án điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và các cấp, đơn vị quản lý di tích, Di sản Huế được cứu nguy và dần được hồi sinh.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, qua 30 năm từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Quần thể di tích Cố đô Huế đã trải qua rất nhiều công cuộc trùng tu. Có hơn 170 hạng mục công trình thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế được bảo tồn, trùng tu và tu bổ, tiêu biểu là các di tích Ngọ Môn, Triệu Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Cung An Định...

Cùng với đó là hệ thống hạ tầng và cảnh quan môi trường các khu di tích cũng được phục hồi và nâng cấp. Các nghi lễ cung đình được nghiên cứu, phục hồi phát huy giá trị, trở thành chất liệu và nội dung chủ đạo của các kỳ Festival Huế, là nền tảng để xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Đến nay, Huế đã có 5 di sản được UNESCO công nhận, gồm Quần thể di tích Cố đô Huế (năm 1993), Nhã nhạc cung đình (năm 2003), Mộc bản triều Nguyễn (năm 2009), Châu bản triều Nguyễn (năm 2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (năm 2016).

Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, Trung tâm BTDT Cố đô Huế phối hợp với TP Huế thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - hợp phần di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế. Đến nay đã di dời hơn 3.000 hộ trong số 4.914 hộ dân (giai đoạn 1) ra khỏi khu vực 1 di tích Kinh thành Huế và đang tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Ngoài ra, đơn vị đã tập trung nghiên cứu phục hồi các loại hình nhã nhạc, âm nhạc cung đình thời Nguyễn và một số lễ hội cung đình quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Tế Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô - Vinh quy bái tổ, lễ hội thi Tiến sĩ Võ và những lễ hội mang màu sắc văn hóa cung đình như Huyền thoại sông Hương, Đêm hoàng cung, Hành trình mở cõi, Thiên hạ thái bình... đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động, sự kiện văn hoá lớn của tỉnh Thừa Thiên-Huế, đặc biệt trong các kỳ lễ hội Festival Huế.

Ông Hoàng Việt Trung còn cho biết, hiện Trung tâm đang xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định vai trò "hạt nhân" của Quần thể di tích trong quá trình phát triển đưa tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành đô thị di sản đặc thù. Tuy nhiên công tác bảo tồn di sản vẫn còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Thời gian qua, Trung tâm đã có nhiều đề xuất với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ các rào cản để có hướng điều chỉnh các quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn. Đồng thời đơn vị đang nỗ lực thực hiện các kế hoạch, giải pháp để vừa thực hiện tốt công tác trùng tu, bảo tồn, vừa phát huy giá trị di sản.

Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy hiệu quả và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế và khu vực miền Trung, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ. Đặc biệt, Trung tâm BTDT Cố đô Huế là đơn vị trực tiếp phụ trách và gìn giữ 5 di sản có ý nghĩa hết sức quan trọng được UNESCO công nhận. Vì vậy Trung tâm có trách nhiệm lớn lao không chỉ đối với công dân Việt Nam mà còn với toàn thế giới.

Anh Khoa

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文