Nghệ sĩ sân khấu truyền thống mưu sinh thời 4.0

Hy vọng từ những chính sách cụ thể (Bài cuối)

07:24 26/05/2023

Để nghệ sĩ không còn loay hoay với cuộc sống mưu sinh, bên cạnh sự nỗ lực làm mới của các nhà hát và của bản thân mỗi nghệ sĩ sân khấu truyền thống thì Nhà nước cần có sự quan tâm đặc biệt thông qua các chính sách, chế độ đãi ngộ. Trước sự lan tỏa của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và nhất là từ Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" hy vọng sẽ có sớm những chính sách cụ thể để nâng cao đời sống nghệ sĩ sân khấu truyền thống nói riêng và đời sống nghệ sĩ nói chung.

Mong muốn nghệ sĩ sân khấu truyền thống sống được bằng nghề

Với tư cách là người nhiều năm theo dõi mảng văn hóa nghệ thuật và có rất nhiều bạn bè, học trò làm việc trong lĩnh vực sân khấu truyền thống, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cảm thấy áy náy khi chứng kiến những khó khăn, vất vả của các nghệ sĩ hoạt động sân khấu truyền thống. Ngọn lửa đam mê cống hiến, tâm huyết giữ nghề, giữ hồn cốt của dân tộc chưa được chúng ta trân trọng đúng cách khiến cho các nghệ sĩ phải loay hoay với cơm áo gạo tiền.

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn diễn giải, một nghệ sĩ mới ra trường lương tháng chỉ 2,5 triệu đồng, làm lâu năm hơn thì lương cũng chỉ 4-5 triệu đồng. Nếu tập vở thì 30.000 đồng/buổi, biểu diễn cũng chỉ 200.000 đồng đối với vai chính và ít hơn đối với các vai phụ (mà 1 tháng cũng chỉ có vài buổi) thì có ai sống được bằng nghề.

So sánh với mặt bằng chung của các ngành nghề khác và kể cả với mức sống tối thiểu của xã hội, chúng ta càng thấy cần phải chia sẻ nhiều hơn với các nghệ sĩ sân khấu truyền thống. Tất cả khiến họ khó có thể tập trung, chuyên tâm cho nghề nghiệp của mình. PGS.TS Bùi Hoài Sơn đã liên tưởng tới câu nói của Xuân Diệu "cơm áo không đùa với khách thơ" để nghĩ về cuộc sống và công việc của nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống.

Theo TS, nhà viết chèo Trần Đình Ngôn, hiện nay nghệ sĩ sân khấu truyền thống có thang bậc lương tính theo mặt bằng chung như mọi ngành nghề lao động khác mà không có sự ưu đãi, đó là một bất cập. Thời đại hiện nay nguồn thu bên trong và bên ngoài của diễn viên sân khấu truyền thống đều rất thấp.

Các nghệ sĩ thường trông vào nghề phụ, như hát ở các hội nghị, sự kiện… và khi ấy đa phần họ hát nhạc trẻ chứ không thể hát chèo hay diễn tuồng, cải lương được. Thời gian dành cho sáng tạo nghệ thuật không còn nhiều khiến chất lượng nghệ thuật không cao và quay về vòng luẩn quẩn không thu hút được khán giả, đồng nghĩa với việc không bán được vé.

NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cảm giác nhiều bộ, ngành, địa phương nhắc đến văn hóa nhiều hơn nhưng từ chính sách cụ thể đến quyền lợi sát sườn của nghệ sĩ thì chưa thấy. "Điều quan trọng là phải biến kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc thành chính sách cụ thể từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, nghị quyết, chính sách về văn hóa rất đầy đủ nhưng việc vận hành vào cuộc sống lại rất chậm", NSND Vương Duy Biên băn khoăn.

Cần cụ thể hoá những chính sách ưu đãi

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, hiện nay Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang thực hiện tháo gỡ một số chính sách dành cho các nghệ sĩ, đồng thời tạo điều kiện để anh em nghệ sĩ phát huy năng lực biểu diễn thông qua việc "đặt hàng" Nhà hát.

"Hiện nay, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang xây dựng một số đề án thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, như: Phát triển dàn nhạc dân tộc, các chương trình biểu diễn đỉnh cao… Đặc biệt, chúng tôi đang xúc tiến để trình Quốc hội, Chính phủ thông qua đề án chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng văn hóa, dự kiến trình vào cuối năm nay. Nếu tất cả những chương trình này đi vào thực tế thì các Nhà hát, đặc biệt là Nhà hát sân khấu truyền thống sẽ có "lực" để phát triển. Khi đó các Nhà hát sẽ có nhiều kinh phí để thực hiện chương trình biểu diễn phục vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như bảo tồn văn hóa truyền thống", Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, hiện nay không chỉ là các nghệ sĩ sân khấu truyền thống mà phần lớn nghệ sĩ đều rất khó khăn. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm đến văn hóa cũng như cho phép xây dựng đề án chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng văn hóa, hy vọng rằng tới đây đời sống nghệ sĩ sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng mở ra hướng mới để các nhà hát có thêm chương trình biểu diễn tạo điều kiện cho nghệ sĩ phát huy tính sáng tạo cũng như bảo đảm nguồn thu nhập cho họ.

Đồng quan điểm đó, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, năm 2022, Quốc hội đã tổ chức một hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa mà ở đó Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc phải bổ sung, hoàn thiện chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh một cách xứng đáng cả về vật chất và tinh thần đối với cống hiến thực tế của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân, cán bộ ngành văn hóa.

"Tôi tin rằng, bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để giải quyết những vấn đề cả gián tiếp và trực tiếp liên quan đến đời sống nghệ sĩ sân khấu truyền thống, như: Luật PPP, Luật Đầu tư, Luật Thống kê, Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng các tài sản công, Luật Đất đai hay các quy định về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chính sách về đặt hàng, tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ… cho văn nghệ sĩ, nghệ nhân thì đời sống của họ sẽ được cải thiện", PGS.TS Bùi Hoài Sơn mong mỏi.

Thực tế cho thấy, nghệ thuật sâu khấu truyền thống là lĩnh vực đặc thù. Nếu chúng ta chỉ lấy hiệu quả thị trường làm thước đo cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật; lấy quy luật cung cầu để làm công cụ quản lý văn hóa thì có nguy cơ mai một. Quan tâm đến nghệ thuật sân khấu truyền thống phải bắt đầu từ việc quan tâm đến đời sống thực của người thực hành, thể hiện các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Nghệ sĩ cần có một môi trường thuận lợi để có thể chuyên tâm cống hiến cho công việc của mình. Môi trường ấy có thể đến từ nhiều thứ, trong đó có việc bảo đảm mức sống tối thiểu, cơ hội được biểu diễn, phục vụ khán giả. Đặc biệt là được tôn vinh xứng đáng với những nỗ lực các nghệ sĩ bỏ ra để bảo tồn những giá trị truyền thống, từ đó tạo ra bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ngô Khiêm

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文