Khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa các dân tộc để phát triển đất nước

15:35 15/04/2023

Ngày 15/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra diễn đàn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.  

Đây là sự kiện do Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, thu hút sự quan tâm sâu rộng của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân và đồng bào các dân tộc.  

Đến dự và phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Đất nước ta có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của 54 dân tộc anh em, tạo nên lịch sử dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam. Đó là yếu tố để làm nên sức mạnh nội sinh, tổng hợp sức mạnh quốc gia và tạo sự hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam, góp phần định vị bản sắc văn hóa nước ta trên trường quốc tế.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, việc khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa của cộng đồng các dân tộc là công việc cần làm, theo hướng bền vững và thực hiện từng bước, từng nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm. 

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi nhiều vấn đề thực tiễn, đề xuất giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa các dân tộc Việt Nam đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm đến từ Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ: Các dân tộc cư trú ở khắp các vùng miền trên cả nước tạo nên sự đa dạng và giàu có cho văn hóa các tộc người. Mỗi dạng biểu đạt văn hóa của một tộc người lại tạo ra một loại nguồn lực văn hóa khác nhau, góp phần củng cố thêm cho tính đa dạng, phong phú của nguồn lực văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay. Không có một nguồn lực văn hóa nào được xem là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, chi phối hay lấn át nguồn lực khác mà các nguồn lực tùy thời điểm, điều kiện, bối cảnh cụ thể sẽ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng….

 PGS.TS Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhận định: Trong vài thập niên qua, văn hoá các dân tộc thiểu số trải qua những biến động lớn. Trên hầu khắp mọi vùng quê, các dân tộc thiểu số đã và đang có sự chuyển biến một cách toàn diện cả về sinh kế, cư trú lẫn các họat động văn hóa. Sự biến dạng của môi trường sinh thái và môi trư­ờng nhân văn bên cạnh những trào lưu di dân theo nhu cầu sinh kế hoặc hôn nhân đang diễn ra nh­ư một quy luật tất yếu, chứa đựng trong nó cả những yếu tố tích cực lẫn các mặt tiêu cực, có ảnh h­ưởng rất lớn đến công cuộc xây dựng đời sống kinh tế xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của các dân tộc cư­ trú tại các địa phư­ơng. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa các dân tộc thiểu số trên đất n­ước ta đang đặt ra những nhiệm vụ vừa có tính bức xúc, vừa có tính lâu dài, đồng thời phải có những giải pháp hữu hiệu.

Diễn đàn có sự tham gia thảo luận của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, người trực tiếp tham gia bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc.

Đồng quan điểm nói trên, PGS.TS Trần Bình đến từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng cho rằng, tác động của hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, hiện nay bản sắc văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người là một trong bốn nhiệm vụ then chốt của thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt đó cần phải có sự hiểu biết, tham gia của mọi người dân, phải có đầy đủ các lực lượng vật chất, có cơ chế chính sách thích hợp, và bắt buộc phải có đội ngũ nghiên cứu, quản lý, thực thi các chính sách văn hóa có chất lượng cao.

Diễn đàn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam-nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là một trong các hoạt động nổi bật được tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Dịp này, tại Làng còn có nhiều hoạt động khác như triển lãm hình ảnh, hiện vật gắn với tộc người, tái hiện một số phong tục, tập quán của các dân tộc, các hoạt động thể thao quần chúng. Các sự kiện diễn ra đến ngày 19/4.

Hoa Nguyễn

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文