“Khát vọng đỏ” – nhạc kịch đặc biệt về “Bộ đội cụ Hồ” trong thời kỳ mới

14:24 26/11/2024

Hội tụ lực lượng sáng tạo hùng hậu với nhiều tên tuổi nổi tiếng cùng 2 dàn nhạc lên đến 60 thành viên, nhạc kịch “Khát vọng đỏ” là công trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024).

Nhạc kịch “Khát vọng đỏ” (Kịch bản văn học: TS, nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương; Chuyển thể kịch bản nhạc kịch: Trung tá, nhà văn Phạm Thị Vân Anh), do Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội và NSƯT Phan Mạnh Đức, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam chỉ đạo nghệ thuật. Ê kíp sáng tạo của vở nhạc kịch có nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc và nhạc kịch, như Thiếu tá, nhạc sĩ Đỗ Bảo - sáng tác âm nhạc; NSƯT Ánh Tuyết – đạo diễn sân khấu; nhạc trưởng Đồng Quang Vinh – chỉ huy dàn nhạc…

Tham gia biểu diễn trong "Khát vọng đỏ" có 2 dàn nhạc với gần 60 nghệ sĩ của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Dàn diễn viên biểu diễn có nhiều gương mặt nghệ sĩ xuất sắc của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội, như: Trịnh Phương, Lê Xuân Hảo, Trần Bích Ngọc, Ngô Đức, Nguyên Hương, Hoàng Sơn, Hữu Thắng. Đồng hành cùng những nghệ sĩ, diễn viên mang áo lính trong tác phẩm này còn có những nghệ sĩ opera hàng đầu Việt Nam, thuộc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam như: Đào Tố Loan, NSƯT Huy Đức, Ngô Hương Diệp, Trường Lâm.

Ban tổ chức trao đổi với báo chí về nhạc kịch "Khát vọng đỏ".

Trao đổi tại buổi họp báo ngày 26/11, Ban tổ chức cho biết, “Khát vọng đỏ” là vở nhạc kịch hiện đại, thông qua câu chuyện của gia đình Thiếu tướng, GS,TS Hoàng An, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y, trong xã hội hiện đại đầy biến động, để phản ánh những vấn mới nẩy sinh trong cuộc sống; lý tưởng, niềm tin, cống hiến, hưởng thụ; nhu cầu tình cảm và sự gắn kết vợ chồng, ý thức trách nhiệm xã hội của người lính…Những tình huống kịch đầy cao trào cảm xúc và kịch tính đã từng bước gỡ nút thắt bất đồng về tư tưởng giữa các thế hệ, các cá nhân trong một gia đình cũng như trong xã hội. Đồng thời, tác phẩm truyền cảm hứng, có sức lay động, cổ vũ mọi người tôn trọng gìn giữ những giá trị truyền thống, hướng tới lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn cùng khát vọng cống hiến, sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.

Về vở nhạc kịch đặc biệt này, Đại tá Hoàng Văn Chức, Phó Chính uỷ Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội cho biết, “Khát vọng đỏ” là một trong số các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí Quân đội giai đoạn 2021-2025; thực hiện chủ trương sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm âm nhạc có nội dung, quy mô và hình thức lớn về đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” năm 2024. Vở nhạc kịch mang ý nghĩa đặc biệt, có tầm vóc, quy mô, với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ, với lối trình diễn nghệ thuật sân khấu nhạc kịch mới mẻ, đặc sắc.

Dàn nhạc hùng hậu và các nghệ sĩ trên sàn tập nhạc kịch "Khát vọng đỏ".

“Khát vọng đỏ” là tác phẩm nhạc kịch đương đại, sử dụng phong cách âm nhạc đa dạng (từ ballad, pop đến rock). Những câu chuyện và âm nhạc trong vở nhạc kịch được thể hiện qua góc nhìn hiện đại, với những tình tiết rất dung dị, nhẹ nhàng, ru dương, lúc cao trào với những tình huống xung đột gay gắt, lúc lại dịu êm lắng đọng. Bằng phong cách nhạc kịch, với lối diễn xuất chuyên nghiệp, lời ca mang hình tượng nghệ thuật trữ tình, lẵng mạn, được dàn dựng vũ đạo công phu, dàn âm thanh, hình họa, mầu sắc nổi bật, phối khí kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc bác học với âm nhạc truyền thống dân tộc, nhạc kịch “Khát vọng đỏ” hứa hẹn sẽ là một tác phẩm nhạc kịch thành công về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng, người lính trong thời kỳ mới, hấp dẫn và lôi cuốn công chúng khán giả.

Các diễn viên tập luyện cho vở "Khát vọng đỏ".

Thiếu tá, nhạc sĩ Đỗ Bảo, tác giả âm nhạc của vở nhạc kịch cũng tiết lộ, trong đêm biểu diễn “Khát vọng đỏ”, 100 % các nghệ sĩ tham gia biểu diễn “live” (trực tiếp). Đây là một trong những yêu cầu chuyên môn khắt khe của biểu diễn nhạc kịch nhưng Ban tổ chức quyết định sử dụng hình thức này với mong muốn khán giả những trải nghiệm đỉnh cao và hoàn hảo nhất. Ở đó, khán giả cảm nhận được sự tinh tế, chân thực của âm thanh và biểu cảm trực tiếp, không qua bất kỳ bản thu âm nào. Theo nhạc sĩ Đỗ Bảo, nhạc kịch “Khát vọng đỏ” biểu diễn tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô – sân khấu chưa phải là lý tưởng cho biểu diễn nhạc kịch nhưng là lựa chọn tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại cho chương trình. Thời gian qua dàn nhạc và các nghệ sĩ phải nỗ lực rất nhiều với mong muốn mang đến những âm thanh chân thực, từ tiếng đàn, tiếng sáo đến giọng hát mộc, đầy nội lực của các nghệ sĩ.

Dự kiến, nhạc kịch “Khát vọng đỏ” sẽ công diễn chính thức trong 2 đêm: 6 – 7/12 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

N.Hoa

Số người chết trong trận lũ lụt tồi tệ nhất 5 thập kỷ qua ở miền Nam Thái Lan và miền Bắc Malaysia đã tăng lên 12 người, trong khi hàng chục nghìn người phải sơ tán do mực nước liên tục dâng cao.

Pha nước với phẩm màu và hương liệu rồi đóng vào những lọ thủy tinh nhỏ, rồi in hàng hoạt thẻ có mấy chữ tiếng Trung rồi cho vào túi vải nhỏ để làm "bùa yêu", nhóm đối tượng lừa đảo đã quảng cáo, bán những túi "bùa yêu" này cho hàng ngàn người trên mạng xã hội.

Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại và cả những điểm mờ gây tranh cãi về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại Hội thảo khoa học “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”.

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể.

Với 415/460 (86,64%) đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025 và được thực hiện trong 5 năm.

Sau 12 năm kể từ ngày Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đầu tư tuyến kè chống sạt lở bán đảo Thanh Đa bằng vốn ngân sách, ngày 12/11 vừa qua, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) đã phải đề nghị Sở GTVT phương án chấm dứt với nhà thầu thi công đoạn 2 và đoạn 4 của dự án là Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh…

Ngày 30/11, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文