Làm rõ giá trị và kiến nghị tu bổ, phát huy di tích quốc gia đền Trấn Vũ

09:09 03/04/2022

Chiều 2/4, tại Hà Nội đã diễn hội thảo khoa học về giá trị văn hoá – lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ – chùa Cự Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), phục vụ đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, khoa học uy tín trên cả nước.

Cụm di tích đền Trấn Vũ gồm có: Đền Trấn Vũ và chùa Cự Linh. Do lịch sử, chùa Cự Linh cũ đã đổ nát, không còn, hiện chỉ còn một số di vật như bia đá, tháp mộ, tượng thờ… Chùa Cự Linh ngày nay là chùa được phục dựng. Di tích đền Trấn Vũ đã được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1990 với những giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật được lưu giữ qua các di vật, di sản quý báu tại di tích.

Tiêu biểu là pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015. Đây là pho tượng có giá trị về nghệ thuật đúc đồng và nghệ thuật tạo tác tượng cuối thế kỷ 17 của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam. 23 đạo sắc phong có niên đại từ năm 1740 đến 1940 được UBND TP Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm. Nghi lễ Kéo co ngồi đền Trấn Vũ đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia năm 2014.

Di tích đền Trấn Vũ.

Theo hồ sơ đề nghị của Việt Nam, UNESCO ghi danh Nghi lễ và trò chơi Kéo co là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có Nghi lễ Kéo co ngồi đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) được các cơ quan quản lý văn hoá đặc biệt là UNESCO đã triển khai tổ chức giao lưu với các nước trên thế giới, được đông đảo bạn bè quốc tế tham quan tâm, về thăm và dự lễ hội. Ngoài ra, tại đền Trấn Vũ còn lưu giữ nhiều di vật quý giá có từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, khoa học đã cung cấp nhiều tư liệu nổi bật về những giá trị của di tích và chia sẻ nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá mới về cụm di tích. Các nhà nghiên cứu đã cùng làm sáng rõ hơn giá trị của cụm di tích đền Trấn Vũ – chùa Cự Linh, đặc biệt là các giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị văn hoá trong lịch sử làng xã, đồng thời đề nghị cụm di tích này cần tiếp tục được nghiên cứu, định hướng trong tu bổ, tôn tạo trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính đến từ Hội Văn nghệ Dân gian, ngôi chùa Cự Linh trong khuôn viên cụm di tích đền Trấn Vũ hiện nay không mang phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ nên không ăn nhập với khuôn viên của đền – chùa gốc và sinh hoạt truyền thống của chùa – đến nói chung. Vì vậy, cần quy hoạch và dựng lại chùa cũng như tu bổ lại đền để tạo thành một chỉnh thể hài hoà, phù hợp với truyền thống. Khi chùa Cự Linh được quy hoạch, tu bổ khang trang đúng phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ, cần xếp hạng cụm di tích đặc biệt cấp quốc gia để có hướng và cơ sở pháp lý phục vụ công tác bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về du lịch.

TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng cho rằng, nên đưa chùa Cự Linh là thành phần của cụm di tích đền Trấn Vũ và chùa Cự Linh. Lý do là hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích quốc gia năm 1990 đã không đưa chùa Cự Linh như một thành phần của cụm di tích đền – chùa. Lý do khách quan, rất có thể những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể chưa cho phép đưa chùa Cự Linh vào hồ sơ khi dấu tích trên mặt đất về một ngôi chùa cổ Cự Linh còn mờ nhạt và những khảo sát, điều tra hồi cố và thực địa khi đó còn chưa được đầu tư kỹ lưỡng.

Lý do chủ quan, chùa Cự Linh khi khảo sát năm 1990 quá khiêm tốn, trong khi đền Trấn Vũ liền khoảnh lại quá phong phú với nhân vật được thờ quá nổi tiếng là Huyền Thiên Trấn Vũ. Giờ đây, chùa Cự Linh đã được xây dựng khang trang, bề thế hơn, dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn và bất cập, khiến cho quận Long Biên và ngành văn hoá của địa phương tiếp tục đầu tư, tu bổ để chùa trở thành một thiết chế tôn giáo mang tính giá trị truyền thống hơn. Ngôi chùa hiện nay đã trở thành điểm hành hương quan trọng của Thủ đô.

Hơn thế, tấm bia có niên đại xác định thuộc thời Lê Trung hưng đã xác nhận nơi này vào thế kỷ 17-18 đã từng có một ngôi đền và ngôi chùa. Đó là chùa Cự Linh và Trấn Vũ Quán hiện nay. Những điều tra hồi cố và khảo sát thực địa qua những phát hiện của dân làng cho thấy nhiều dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ. Những pho tượng hiện đang được thờ trong chùa vốn là những pho tượng nằm trong Phật điện của ngôi chùa, ít nhất có từ thời cuối Nguyễn. Những thông tin ấy cho cho phép hy vọng tìm thêm  những chứng cứ mới về ngôi chùa Cự Linh trong quá khứ, nếu có sự đầu tư công sức và thời gian, qua những hố thám sát khảo cổ học trong khuôn viên hiện nay, để thêm những bằng chứng khoa học, khi ngôi chùa trở thành một thành phần của di tích có sức thuyết phục hơn.

Cũng theo TS Phạm Quốc Quân, chùa Cự Linh trở thành một thành phần của di tích quốc gia là ước nguyện của cộng đồng, là mong muốn của địa phương và các nhà nghiên cứu, để cụm di tích đền – chùa này ngày càng phát huy hiệu quả.

Đồng quan điểm nói trên, TS Nguyễn Doãn Minh, cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành cho rằng việc đầu tư tu bổ, tôn tạo và điều chỉnh các hạng mục cho phù hợp với công năng, kiến trúc cụm di tích Đền Trấn Vũ – chùa Cự Linh là cần thiết. Tuy nhiên, bố cục tổng thể cũng như công năng các hạng mục cần chặt chẽ, thoả mãn về mặt thị giác khi cùng đặt trên một bình đồ. Về nhận thức, cần vận dụng triệt kể kiến trúc về trục trung tâm của ngôi đền, trục trung tâm của ngôi chùa, phân chia các hạng mục chính phụ, sắp xếp, bố cục các hạng mục chính trước, phụ sau.

Những hạng mục mang tính chất động trước, tĩnh sau, theo một quy luật thường được áp dụng như: Lấy hướng của ngôi đền, ngôi chùa là chính thì việc bài trí các hạng mục còn lại là sinh đông, tử tây, văn đông, võ tây. Vì vậy, những hạng mục như khu phụ thường phải điều chỉnh ra phía sau hoặc về cuối hướng gió của công trình chính.

Thay mặt quận Long Biên, Ban Quản lý cụm di tích đền Trấn Vũ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, TS Bùi Thế Quân khẳng định, các ý kiến tại hội thảo là cơ sở khoa học, định hướng cho việc tu bổ, tôn tạo di tích trong thời gian tới.

N.Nguyễn

Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Hà Nội phối hợp UBND phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và lực lượng chức năng thành lập 6 tổ công tác liên ngành thực hiện tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini); nhà trọ, nhà cho thuê để ở địa bàn phường Trung Hòa.

Tìm kiếm sự ảo diệu bằng nấm thức thần, nấm ma thuật hoặc tem giấy chứa chất LSD (còn gọi là "bùa lưỡi") đang trở thành trào lưu ngấm ngầm lan truyền trong giới trẻ hiện nay. Cảm giác vi diệu của chất kích thích cực độc này đã tàn phá hệ thần kinh con người, khiến họ rơi vào tình trạng không thể làm chủ được cảm xúc, tự nhận mình như một bậc “giác ngộ”.

Ở địa bàn Lai Châu, trong tín ngưỡng, phong tục của người dân ở các bản vùng cao, khi có người trong nhà đổ bệnh, hoặc gặp chuyện không đúng ý, họ thường làm lễ, làm lý, yểm bùa, cúng ma... nên nơi đây có nhiều vụ trọng án khởi phát từ niềm tin tín ngưỡng mù quáng.

Theo chỉ huy giám sát lực lượng hải quân Mỹ ở Trung Đông, nước này đang trong trận chiến hàng hải lớn đầu tiên kể từ Thế chiến II. Thế nhưng, đây không phải là sự đọ sức giữa các cường quốc thế giới, mà là trận chiến giữa một siêu cường và một nhóm vũ trang biệt lập đang kiểm soát một trong những khu vực nghèo nhất và thiếu tài nguyên nhất trên trái đất.

Khu vực Bắc Cực đang ngày càng trở thành một “điểm nóng” mới cho cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc. Moscow và Bắc Kinh nhất trí về sự cần thiết phải bảo tồn Bắc Cực là "lãnh thổ hòa bình, căng thẳng chính trị-quân sự thấp và ổn định", như chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Trung Quốc đã nhấn mạnh.

Ngày 25/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hạ Hoà đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về hành vi “Mua bán trái phép hoá đơn".

Một chiếc lông vũ quý hiếm từ loài chim Huia tuyệt chủng ở New Zealand mới đây đã được nhà đấu giá Webb's của New Zealand “chốt đơn” với giá 28.000 USD (hơn 700 triệu đồng), khiến nó trở thành chiếc lông vũ đắt nhất thế giới từng được bán đấu giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文