Làm rõ hơn những đóng góp của công chúa Huyền Trân

15:02 30/11/2024

Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại và cả những điểm mờ gây tranh cãi về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại Hội thảo khoa học “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, UBND huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tổ chức vào ngày 30/11 tại Nam Định, có sự tham gia của đông đảo nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tôn giáo, trường đại học, nhà quản lý.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài cho biết, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan toả nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là vùng đất phát tích của vương triều Trần – một trong những triều đại từng phát triển thịnh trị trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Những bậc quân vương, văn thần, võ tướng tài ba thời Trần mãi lưu danh trong lịch sử nước nhà và được nhân dân tôn thờ tại nhiều di tích. Trong số đó không thể không đề cập đến công chúa Huyền Trân.

Hội thảo khoa học "Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại".

Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của bà đối với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Champa trong lịch sử; đồng thời làm rõ hơn những giai thoại về công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan, khoa học về bà.

Thông tin từ Ban tổ chức Hội thảo, công chúa Huyền Trân là con gái Thượng hoàng Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm vương quốc Champa, hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân của Champa. Năm 1305, vua Chế Mân sai Chế Bồ Đài và phái đoàn mang vàng, bạc… và vùng đất 2 châu Ô, Lý làm sính lễ cầu hôn. Năm 1306, hôn lễ giữa công chúa Huyền Trân và Chế Mân được cử hành long trọng. Công chúa Huyền Trân về làm dâu Champa, được vua Chế Mân sủng ái, phong làm hoàng hậu. Năm 1307, vua Chế Mân đột ngột qua đời. Triều đình Champa sai người sang Đại Việt báo tin. Vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung sang viếng và tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về Đại Việt.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

Trở về Thăng Long, công chúa Huyền Trân xuất gia theo di mệnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Hương Tràng. Năm 1311, ni sư Hương Tràng cùng với thị nữ lập am tranh dưới chân núi Hổ tu hành. Sau đó, am tranh thành chùa Hổ Sơn (Quảng Nghiêm Tự), nay là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1340, ni sư Hương Tràng viên tịch tại đây. Sau đó, nhân dân đã tôn bà làm Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Hổ Sơn. Ngoài ra, ở nhiều địa phương cũng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà. Nhà Nguyễn cũng sắc phong cho công chúa Huyền Trân là “Trai Tĩnh trung đẳng thần”. Tuy nhiên, những ghi chép trong chính sử về bà vẫn rất ít ỏi.  

Tại Hội thảo “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”, thông qua các nguồn tư liệu sử học, khảo cổ học, tư liệu Hán Nôm; thần tích, thần sắc, truyền thuyết, cơ sở thờ tự liên quan đến công chúa Huyền Trân, các đại biểu đã làm rõ hơn về bà ở Đại Việt và Champa; những nơi mang dấu ấn của bà và gắn kết những nơi này; vị trí, vai trò của công chúa Huyền Trân với dân tộc, nhất là làm rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân. Nhiều tham luận đã làm rõ quá trình xuất gia tu hành của công chúa Huyền Trân, những cơ sở thờ tự thờ phụng bà hiện nay.

Các đại biểu dâng hương tại chùa Hổ Sơn, nơi thờ công chúa Huyền Trân.

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết, Hội thảo với 53 tham luận khá phong phú, đề cập đến nhiều chủ đề, qua đó làm rõ thêm cuộc đời, đóng góp của công chúa Huyền Trân đối với dân tộc và đạo pháp. Hội thảo góp phần làm rõ hơn hành trình công chúa Huyền Trân rời Đại Việt đến Champa và hành trình trở về, làm rõ công trạng của bà sau khi trở về Đại Việt, đặc biệt là những hoạt động giúp đỡ nhân dân, cấp ruộng, dựng chùa, giáo hoá nhân dân trên mảng đất Vụ Bản và nhiều địa phương khác. Nhiều tham luận làm rõ những điểm còn chưa rõ trong cuộc đời công chúa Huyền Trân, khẳng định nhân cách cao đẹp của bà, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng bà ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn trong thời gian tới.

Ngay trước Hội thảo, Ban tổ chức cũng đã đến dâng hương tại đền thờ công chúa Huyền Trân, chùa Hổ Sơn và dâng hương trước tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân dịp kỷ niệm 716 năm ngày Phật hoàng viên tịch.

N.Hoa

Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại và cả những điểm mờ gây tranh cãi về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại Hội thảo khoa học “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”.

Sau 12 năm kể từ ngày Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đầu tư tuyến kè chống sạt lở bán đảo Thanh Đa bằng vốn ngân sách, ngày 12/11 vừa qua, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) đã phải đề nghị Sở GTVT phương án chấm dứt với nhà thầu thi công đoạn 2 và đoạn 4 của dự án là Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh…

Ngày 30/11, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hình ảnh những người chơi xe đạp dàn hàng ngang chạy xe trên phố đông người, ở ngay cả vào những giờ cao điểm nhất, có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người dân ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tương đồng với hình ảnh ấy là những tay chơi xe đạp ngang nhiên chạy vào cao tốc, bất chấp những xử phạt đối với người vi phạm trước đó.

Với đa số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, sáng 30/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.

Nếu tất cả những gì chúng ta có thể biết và trải nghiệm là chính bản thân mình, thì làm sao có thể sống trọn vẹn nếu ta từ chối chính mình ngay cả khi chưa thử cố gắng? Nếu chúng ta ẩn mình hoặc ngăn cản bản thân vì sợ bị người khác từ chối, về bản chất, chúng ta đang từ chối chính mình trước tiên; người duy nhất mà chúng ta thực sự và không thể tránh khỏi phải sống cùng?

Trao đổi với PV Báo CAND, trực ban tác chiến Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, đến 13h30' chiều nay 30/11, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam vẫn đang phối hợp chính quyền, công an cùng người dân phường Hòa Hiệp Nam và Công an thị xã Đông Hòa, nỗ lực tìm kiếm hai vợ chồng ngư dân mất tích khi đang đi đánh cá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文