Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua đồ chơi dân gian

06:08 05/09/2022

Thay vì mua đồ chơi công nghiệp, ngày càng nhiều gia đình tìm mua các món đồ chơi dân gian cho con cháu dịp Tết Trung thu. Nắm bắt xu hướng này, nhiều điểm đến thu hút đông đảo du khách khi liên tục tăng cường các hoạt động giao lưu với các nghệ nhân, trải nghiệm thử làm đồ chơi truyền thống, lồng ghép kiến thức bổ ích, quảng bá văn hóa dân tộc.

Khách đông đến bất ngờ là cảm nhận chung của bất kỳ ai đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội vào ngày 3/9. Chỉ trong buổi sáng cùng ngày, chúng tôi ước tính có cả ngàn du khách, trong đó phần lớn là các gia đình đưa con em đến tham quan.

Những đứa trẻ háo hức sà vào các quầy đồ chơi rực rỡ sắc màu, tay bết bột màu, hồ dán, say mê tô vẽ, cắt dán, nhào nặn những hình thù ngộ nghĩnh. Các du khách nhí được các nghệ nhân hướng dẫn làm nhiều món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ giấy bồi, diều rô hoặc làm thử bánh dẻo, giã cốm theo kỹ thuật dân gian…

Các nghệ nhân đến từ nhiều địa phương thu hút công chúng không chỉ bởi những món đồ chơi đủ màu mà còn bởi những câu chuyện, sự tích hấp dẫn và cả những ý nghĩa sâu xa của từng đồ chơi được đem đến Bảo tàng.

Các du khách nhí háo hức với thế giới đồ chơi muôn sắc màu.

Nghệ nhân làm đèn kéo quân – Nguyễn Văn Quyền cho biết, quê ông ở Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Từ nhỏ ông đã được chơi và làm đồ chơi dân gian theo hướng dẫn của người lớn. Mỗi món đồ chơi đều gắn với một sự tích, chuyển tải thông điệp sâu sắc về truyền thống văn hóa của người Việt xưa. Trong đó, cây đèn kéo quân gắn với sự tích người con hiếu thảo.

Trước đây, cứ mỗi dịp Tết Trung thu gần kề, trẻ em trong làng ông lại háo hức chuẩn bị đèn, chờ đêm Rằm khoe với chúng bạn trước khi phá cỗ. Sau này, đồ chơi công nghiệp bán sẵn nhiều, người làng không còn mặn mà với đồ chơi dân gian. Buồn và tiếc, ông vận động những người biết nghề duy trì làm diều, đèn kéo quân, đèn ông sao, tiến sĩ giấy… để vui chơi cùng con cháu.

Năm 2007, ông được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời lên hướng dẫn làm đèn kéo quân cho khách dịp Trung thu. Lần đầu tiên, ông chỉ bán được 5 chiếc đèn. Tiếc tâm sức của cán bộ Bảo tàng và mong muốn truyền lại những món đồ chơi gắn liền với văn hóa truyền thống của người xưa nên năm sau, ông lại khăn gói lên Hà Nội giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan làm đèn. Đến nay, chính ông cũng bất ngờ khi lượng khách quan tâm rất đông.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết cũng cho hay, bà được mẹ truyền dạy làm đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy từ nhỏ. 10 tuổi, bà đã tự hoàn thiện đèn, giúp mẹ mang bán các loại đồ chơi ở các chợ trong xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Ngày ấy, dịp Tết Trung thu, bên cạnh mâm cỗ, các gia đình thường mua ông tiến sĩ giấy. Nhiều gia đình còn bày ông tiến sĩ giấy lên bàn thờ, thắp hương gia tiên, với mong muốn con cháu học hành thành đạt.

Lúc tổ chức phá cỗ, ông tiến sĩ giấy mới được hạ xuống. Vào những năm 1990 – 2000, trước làn sóng xâm nhập ồ ạt của đồ chơi  ngoại nhập, đồ chơi công nghiệp, gia đình bà không thể duy trì  nghề cũ. Khi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời bà tham gia hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ em, những món đồ chơi tưởng chừng bị thất truyền mới có dịp phục hồi.

Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hơn 20 năm qua, nhiều nghệ nhân đã cùng Bảo tàng kiên trì, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồ chơi dân gian. Bảo tàng luôn tìm tòi, thuyết phục, kết nối, tạo không gian để các nghệ nhân có cơ hội trình diễn, giới thiệu đồ chơi truyền thống đến du khách trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần quan trọng cho sự phục hồi, phát triển của các món đồ chơi có nguy cơ thất truyền như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây, trống bỏi…

TS Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng cho biết, đơn vị tổ chức các hoạt động làm đồ chơi dân gian không chỉ nhằm giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp, ý nghĩa của các món đồ chơi mà còn muốn kể các câu chuyện ẩn sau đó. Mỗi món đồ chơi được gìn giữ đến ngày hôm nay đều gắn với những câu chuyện truyền nghề, giữ nghề của từng nghệ nhân. Thông qua hoạt động này, Bảo tàng mong muốn công chúng hiểu thêm về đồ chơi dân gian, từ đó góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông trong cộng đồng…

Được biết, sau Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong những ngày tới, các điểm tổ chức lễ hội Tết Trung thu trên địa bàn Hà Nội cũng sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ đồ chơi dân gian. Lễ hội Trung thu tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa, Nghệ thuật Việt Nam (từ ngày 7 đến 10/9) có nhiều hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm Trung thu truyền thống như: làm lồng đèn, vẽ mặt nạ từ giấy bồi, nặn tò he Xuân La, làm phỗng đất làng Hồ, sáng tạo từ lá dừa, làm bút tre, làm các loại bánh truyền thống...

Hiện tại, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội cũng đã chuẩn bị rất nhiều hoạt động thú vị phục vụ công chúng dịp Tết Trung thu năm nay. Trong đó, tại không gian phố bích họa Phùng Hưng, nhiều nghệ nhân, thợ thủ công các làng nghề truyền thống lân cận Hà Nội trưng bày, trình diễn giới thiệu đồ chơi truyền thống: Ông tiến sĩ giấy, ông đẩy gậy, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, nặn tò he đất, con giống bột, chuồn chuồn tre.

Tại Ngôi nhà di sản Mã Mây có sắp đặt không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu xưa, trong đó có trang trí, giới thiệu đèn Trung thu do nhà nghiên cứu Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình khôi phục. Tại Đình Kim Ngân, Hàng Bạc cũng sẽ có nhiều nghệ nhân giới thiệu cách làm đồ chơi Trung thu truyền thống dịp này…

Hoa Nguyễn

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文