Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021: Mảng khó vẫn... chờ người sau!

09:35 18/11/2021

Sau 12 ngày diễn ra liên tục tại TP Hải Phòng, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 đã chính thức khép lại với lễ bế mạc và trao giải vào ngày 17/11. Trên 100 Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và giải thưởng khác đã được trao cho các đơn vị, cá nhân. Tuy nhiên, Liên hoan cũng cho thấy nhiều vấn đề của sân khấu Kịch hiện nay.

Nổi trội về kịch lịch sử, kịch về chiến tranh và hậu chiến

Được tổ chức sau một thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 được tổ chức thành công tại Hải Phòng đã cho thấy những nỗ lực rất lớn của các đơn vị nghệ thuật và các nghệ sĩ sân khấu Kịch nói. PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian tổ chức liên hoan, qua những hình tượng trên sân khấu, chúng ta cảm nhận sâu sắc lòng yêu nghề từ các diễn viên. Họ đã biết gạt những vấn đề mưu sinh hằng ngày để đến với liên hoan bằng tất cả sự đam mê.

Tuy nhiên, điểm lại 20 tác phẩm dự liên hoan lần này, người trong và ngoài nghề không khó để nhận thấy, tác phẩm là kịch lịch sử, kịch về chiến tranh và thời hậu chiến chiếm số lượng lớn. Theo NSND Trần Minh Ngọc, tại liên hoan, có khá nhiều vở diễn thành công về chiến tranh và hậu chiến. Nếu “Thiên định” của Đoàn Kịch Hải Dương phản ánh sự sám hối của người lính đối phương trước sự tàn bạo đến phi lý của người Mỹ đối với người dân Việt Nam thì “Hố đen” của Nhà hát Kịch Quân đội đề cập đến xã hội thời hậu chiến con người dễ bị cuốn vào những lối sống tiêu cực giống như vũ trụ bị hút vào hố đen.

Vở “Con đò của mẹ” của Nhà hát CAND, vở “Điều còn lại” của Nhà hát Kịch Việt Nam cũng là những tác phẩm thành công, khai thác về đề tài chiến tranh. Mảng kịch lịch sử có những tìm tòi thú vị như “Làm vua” (Sân khấu Lệ Ngọc) được thể hiện rất gần với phong cách kịch cổ điển châu Âu qua độc thoại của nhân vật vua và hoàng hậu. “Thiên mệnh” (Nhà hát Kịch Việt Nam) là một vở diễn tốt cả về hình thức và nội dung là một lý giải mới về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ với những người em của mình sẵn sàng làm tất cả cho cơ nghiệp nhà Trần. Văn học cũng được sân khấu hóa thành công với “Hoạn Thư ghen” - một tác phẩm kịch thơ được sáng tác từ truyện Kiều của Nguyễn Du và “Chí Phèo – Thị Nở” có cuộc sống thực, trở thành hình tượng nghệ thuật sân khấu.

“Thiên mệnh” của Nhà hát Kịch Việt Nam tạo nhiều dấu ấn đẹp cho người xem tại Liên hoan.

Chưa khai thác sâu những vấn đề nóng bỏng của xã hội

NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật đánh giá, các vở diễn về đời sống đương đại với những bức xúc, khiến người xem phải nghĩ ngợi, trăn trở, đối thoại để tìm câu trả lời còn ít. Tại liên hoan, khán giả cũng có một số vở diễn về đời sống đương đại như “Ngược chiều gió” của Nhà hát Tuổi trẻ khai thác xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, hay “Đường chân trời” của Đoàn Kịch Hải Phòng nói về người phụ nữ trong xã hội hiện đại với những trăn trở kiếm tìm hạnh phúc… Về mảng đề tài mang tính thời sự như chống tham nhũng, tiêu cực, liên hoan có “Vầng sáng” của Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, “Trái tim thành phố” của Nhà hát CAND, “Tình bạn và công lý” của sân khấu Phú Thọ…

Các vở diễn này đã được đánh giá là khá thành công nhưng chưa khiến người trong nghề và khán giả thỏa mãn. Trong khi đó, dựng vở về mảng đề tài này đang bị cho là khó. Ngay NSND Lê Hùng, đạo diễn kỳ cựu, nổi danh làng kịch Việt nhiều chục năm, khi dựng vở “Trái tim thành phố” của Nhà hát CAND cũng từng chia sẻ rằng, làm kịch về chống tham nhũng, nhất là tham nhũng đất đai rất khó. Đây là vấn đề “nóng”, được nhiều người quan tâm, nhưng đưa lên sân khấu kịch là thách thức lớn. Nhiều chi tiết đạo diễn muốn đưa lên sân khấu nhưng cuối cùng lại bỏ vì lo vở diễn sẽ khó qua được Hội đồng kiểm duyệt.

Riêng vở “Trái tim thành phố”, ông đã phải đảo đi đảo lại tới 4 lần mới có được bản dựng trong ngày tổng duyệt. Đến khi đưa đến liên hoan, vở diễn tiếp tục được cắt gọt, chỉnh sửa rất nhiều, thậm chí bỏ cả một đoạn dài đã được dựng, tập luyện thành thục trước đó. Về vấn đề này, NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cũng chia sẻ rằng, rất khó tìm được kịch bản có chất lượng như mong muốn về mảng đề tài nói trên…

Thực tế, việc thiếu vắng những tác phẩm khai thác những vấn đề nóng bỏng của xã hội đương đại không khiến người trong nghề bất ngờ. Như chia sẻ của tác giả Nguyễn Hiếu trong dịp kỷ niệm 100 năm Kịch nói Việt Nam mới đây, rất nhiều năm qua, kịch mục của chúng ta hầu hết không phản ánh những gì đang được xã hội quan tâm.

Nói như NSƯT Lê Chức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam là kịch của ta trong thời gian qua bỏ qua mâu thuẫn lớn mà chỉ phản ánh những mâu thuẫn nhỏ, rồi quay về đề tài lịch sử của những ông hoàng bà chúa. Trong khi đó, những vấn đề đang được xã hội quan tâm như cuộc đấu tranh chống tham nhũng và biết bao điều cần thiết khác của xã hội vẫn bị sân khấu thờ ơ, lảng tránh.

N.Nguyễn

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文