Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 thu hút hơn 700 tác phẩm

13:10 10/03/2023

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 sẽ diễn ra từ ngày 15-18/3 tại TP Hải Phòng với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Thông tin trong buổi họp báo ngày 10/3, ông Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, từ năm 2023, Liên hoan được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, dự kiến vào trung tuần tháng 3. Tại Liên hoan năm nay, Ban Tổ chức bổ sung 2 thể loại mới là phóng sự ngắn và video trên nền tảng số, nâng tổng số thể loại dự thi lên II, điều chỉnh 2 thể loại: Chương trình Ca múa nhạc có thêm hạng mục MV ca nhạc, Chương trình Sân khấu có thêm hạng mục Tiểu phẩm truyền hình; tăng số lượng tác phẩm dự thi của 3 thể loại: Chuyên đề Khoa giáo, Đối thoại – Tọa đàm và Phim truyện dài tập...

Song song với hoạt động trọng tâm là chọn lựa và vinh danh những tác phẩm xuất sắc, Liên hoan cũng là dịp để những người làm truyền hình trong cả nước gặp gỡ trao đổi, hợp tác sản xuất, cập nhật xu hướng phát triển của ngành truyền hình và cùng chia sẻ thông tin nhằm phục vụ khán giả tốt hơn.

Ban tổ chức trao đổi với báo chí về Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2023.

Tham gia Liên  hoan năm nay có 714 tác phẩm, tranh giải ở 11 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu, Phóng sự, Phóng sự ngắn, Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo, Chương trình Đối thoại - Tọa đàm, Chương trình truyền hình Tiếng dân tộc thiểu số, Chương trình Ca múa nhạc, Chương trình Sân khấu Phim truyện truyền hình, Video trên nền tảng số.

Thể loại phóng sự ngắn với 140 tác phẩm (không có Đài Truyền hình Việt Nam tham gia), mang đến nhiều đề tài phong phú, phản ánh bức tranh thời sự của các địa phương trong 2 năm qua như: Quê tôi đâu phải là bãi rác (Đài PT-TH Trà Vinh), Những tay buôn đội lốt nông dân (Đài PT-TH Ninh Thuận...), Hy vọng từ đống tro tàn (Hãng phim Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh), Khi Đảng viên đi trước (Đài PT-TH Bắc Giang)... Đáng chú ý, ở thể loại này, mỗi đơn vị dự thi đều có ít nhất 1 phóng sự về người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hoá mới, qua đó cho thấy nguồn năng lượng tích cực lan tỏa trong đời sống.

Thể loại phóng sự thu hút 138 tác phẩm dự thi. Các tác phẩm bám sát các chủ trương tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phản ánh sâu sắc và sinh động thành tựu trong nhiều lĩnh vực của đất nước: Ngày về (Đài TH Hồ Chí Minh) đề cập câu chuyện chiến thắng COVID -19 của y bác sĩ và các bệnh nhân FO; Thức tỉnh (Đài Truyền hình Việt Nam) kể về hành trình “sát thủ rừng xanh” hoàn lương trở thành người bảo vệ rừng; Mô hình giúp dân thoát nghèo (Đài PT-TH Quảng Nam) chia sẻ sáng kiến 3 cán bộ, viên chức giúp đỡ 1 hộ dân, đưa Nam Trà My - Quảng Nam, huyện miền núi nghèo nhất cả nước năm 2008 vươn lên thoát nghèo bền vững.

18 tác phẩm tranh tài ở thể loại phim truyện truyền hình có đề tài đa dạng, nội dung gần gũi, cùng sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc. Tại Liên hoan năm nay, Phim truyền hình dài tập tiếp tục khẳng định ưu thế với 15 tác phẩm dự thi, trong đó nhiều bộ phim tạo dấu ấn với khán giả trong thời gian phát sóng như 11 tháng 5 ngày. Thường ngày nắng về. Đấu trí (Trung tâm Phim Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam), Lưới trời (Đài PT-TH Vĩnh Long), Mẹ Trùm (Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh)...

Về đội ngũ Ban giám khảo, năm nay, bên cạnh các nhà báo giàu kinh nghiệm, có nhiều gương mặt nghệ sĩ tham gia làm giám khảo Liên hoan: NGƯT, nhạc sĩ Đức Trịnh, NSUT Phạm Phương Thảo (Chương trình Ca Múa Nhạc); NSND Lý Thái Dũng, đạo diễn Nguyễn Khai Anh, diễn viên Hồng Anh (Phim truyện truyền hình); NSƯT Bùi Như Lai, NSUT Đặng Thụy Mỹ Uyên (Chương trình Sân khấu)...

Trong khuôn khổ Liên hoan có 3 hội thảo: Sản xuất và phân phối tin tức trong thời đại số; Truyền hình - thực tiễn và xu thế phát triển; Phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình. 

Lễ khai mạc Liên hoan diễn ra vào 18h ngày 15/3, được truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Hải Phòng và livestream trên Báo Điện tử VTV News (http://vtv.vn), chuyên trang Liên hoan truyền hình toàn quốc (http://vtv.vn/lienhoantruyenhinh), ứng dụng VTVgo và một số trang của Đài THVN trên mạng xã hội. Lễ bế mạc và trao giải truyền hình trực tiếp lúc 20h10 ngày 18/3 trên kênh VTV1.

N.Hoa

Quân đội Nga ngày 21/5 (giờ địa phương) đã bắt đầu các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật, hoạt động vốn được Moscow công bố hồi đầu tháng này, như một lời cảnh báo rõ ràng tới các quan chức cấp cao phương Tây.

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文