Nhà xuất bản với mục tiêu phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

15:30 12/01/2022

Trong năm 2021, các nhà xuất bản (NXB) thực hiện xuất bản và nộp lưu chiểu 29.274 cuốn với 350 triệu bản, 2.300 xuất bản phẩm với 25 triệu lượt truy cập và 1.374 xuất bản phẩm loại khác với 25, 6 triệu bản.

Ngày 12/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản NXB năm 2021.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Hiện nay, cả nước có 57 NXB, trong đó có 15 NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước) và 42 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong năm 2021, các NXB thực hiện xuất bản và nộp lưu chiểu 29.274 cuốn với 350 triệu bản, 2.300 xuất bản phẩm với 25 triệu lượt truy cập và 1.374 xuất bản phẩm loại khác với 25, 6 triệu bản.

Năm 2021, nhờ sự chỉ đạo, định hướng thường xuyên của cơ quan chủ quản, hầu hết các NXB đã chủ động khắc phục khó khăn, thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh COVID-19; sáng tạo, tập trung xây dựng kế hoạch xuất bản được nhiều bộ sách, đầu sách phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương.

Toàn cảnh hội nghị.

Cơ quan chủ quản chỉ đạo và tăng cường giám sát việc xây dựng, thực hiện kế hoạch xuất bản, tạo điều kiện cho nhà xuất bản chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Chính nhờ đó, các nhà xuất bản đã đa dạng hóa đề tài, nội dung, hình thức, mẫu mã, tập trung xuất bản được nhiều bộ sách, đầu sách giá trị về lý luận, về đấu tranh phản bác lại những luận điệu sai trái, thù địch; sách tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo; sách thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.... phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương trong năm có nhiều sự kiện lớn.

Với sự quan tâm và đầu tư của cơ quan chủ quản, tiềm lực và năng lực hoạt động của toàn ngành được cải thiện và nâng cao một bước. Bên cạnh đó, Hội Xuất bản Việt Nam cũng đã nỗ lực cố gắng trong việc thực hiện 5 mục tiêu do Đại hội IV của Hội đề ra, đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của ngành Xuất bản, định hướng mục tiêu "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng". Về cơ bản, Hội đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021.

Đại tá Trần Cao Kiều, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND tham luận tại hội nghị với chủ đề Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của đơn vị xuất bản.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, nêu ý kiến nhằm đánh giá kết quả công tác chủ quản xuất bản trong năm 2021; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại trong hoạt động xuất bản và công tác chủ quản; nhận diện xu hướng, thách thức và từ đó xác định những nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2022 và trong giai đoạn tới.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh một số nội dung trong tâm trong hoạt động xuất bản và công tác chủ quản năm 2022. Đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, các cơ quan chủ quản đối với hoạt động xuất bản.

Tập trung xây dựng kế hoạch xuất bản dài hạn, trung hạn, lựa chọn ưu tiên các vấn đề, đề tài thông tin tuyên truyền gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra; gắn với những ngày lễ lớn của đất nước. Nghiên cứu làm rõ, quán triệt và có hành động cụ thể hơn về quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng, khởi dậy lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết, khát vọng phồn vinh hạnh phúc…

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cơ quan chủ quản đối với sự phát triển của các NXB. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các cơ quan chủ quản cần đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Đồng thời, tích cực, chủ động, sớm tiến hành việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản, nhất là đội ngũ biên tập viên các nhà xuất bản; tiếp tục quan tâm, đầu tư các nhà xuất bản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà xuất bản theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

Vũ Linh

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Ngày 21/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa bắt giữ Trương Tất Hảo (SN 1971), là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc và cố ý gây thương tích.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文