Nhiều đổi mới trong Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 16

13:52 03/07/2024

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 16  - năm 2024 có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Liên hoan có nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn.

Thông tin tại buổi họp báo vào ngày 3/7 tại Hà Nội, ông Trần Minh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan cho biết, năm nay, Liên hoan có chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số”. Lý do là chuyển đổi số trong những năm gần đây được đẩy mạnh rất nhiều và báo chí không nằm ngoài xu hướng này.

Trong chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng xác định rõ chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, thực hiện tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, đảm bảo vai trò dẫn dắt định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng, đổi mới trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới cho ngành công nghiệp nội dung số.

Nhiều đổi mới trong Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ 16 -0
Đông đảo nhà báo của các đơn vị báo chí trung ương và địa phương tham gia buổi họp báo.

Phó Tổng giám đốc Trần Minh Hùng khẳng định, chuyển đổi số trong báo chí không chỉ là công nghệ, cách làm mà còn là tư duy, nhận thức của toàn hệ thống, từ lãnh đạo đến các khâu thực hiện, phân phối nội dung. Chuyển đổi số cũng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những người làm báo chí nói chung và phát thanh nói riêng.Thực hiện chuyển đổi số tốt sẽ tăng tương tác của khán, thính giả; gia tăng và đổi mới chất lượng nội dung tác phẩm, tạo ra một môi trường kinh doanh mới thúc đẩy quá trình phát triển báo chí nói chung, phát thanh nói riêng.

Ông Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Thư ký Liên hoan cũng cho hay, Liên hoan năm nay có nhiều điểm mới. Đây là năm Liên hoan có nhiều đơn vị tham gia nhất và cũng là năm đầu tiên hạng mục podcast được đưa vào Liên hoan nhằm khích lệ sự phát triển đa dạng của các loại hình truyền thông, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng. “Số lượng tác phẩm dự thi tăng cao, nhất là có sự tăng mạnh của chương trình phát thanh trực tiếp. Đây là thể loại xung kích trên làn sóng phát thanh, đòi hỏi đầu tư nhiều về con người, trang biết bị, nội dung và thường thu hút nhiều khán thính giả tham gia. Các kỳ tổ chức trước đây thường có 28-30 đơn vị tham gia thể loại này, nhưng năm nay có 40 đài cùng tham gia. Năm nay, Ban tổ chức cũng sẽ đưa thêm 2 loại giải khác là Người dẫn chương trình xuất sắc và Ứng dụng trên nền tảng số”, ông Đồng Mạnh Hùng cho hay.

Cũng theo Tổng Thư ký Liên hoan, năm nay, Liên hoan có nhiều hoạt động bên lề hấp hẫn. Đây là lần đầu tiên Giải chạy “Vì Làn sóng khỏe” có 500 nhà báo làm phát thanh tham gia. Chương trình “Giao lưu những người yêu nghệ thuật Chèo toàn quốc lần thứ IX năm 2024” với sự tham gia của  hàng nghìn diễn viên chèo không chuyên của cả nước là điểm nhấn, tạo không khí ngày hội cho Liên hoan. Liên hoan cũng sẽ là dịp trao đổi nghiệp vụ của các nhà báo làm phát thanh, với nhiều hội thảo, trong đó có hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam”. Về cơ cấu giải thưởng, Ban tổ chức sẽ trao khoảng 250 giải thưởng, trong đó có 28 giải Vàng, 58 giải Bạc, 71 giải Đồng, gần 100 giải Khuyến khích, ngoài ra còn có các giải khác.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc là hoạt động nghiệp vụ của ngành phát thanh Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, nhằm phát hiện, tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc của những người làm báo phát thanh cả nước. Liên hoan là ngày hội của những người làm báo phát thanh là dịp để tôn vinh những tác phẩm phát thanh xuất sắc, là cơ hội để các nhà báo, biên tập viên, phóng viên giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 16 có sự tham gia của 81 đơn vị bao gồm 63 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố, các đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội Nhân dân, Cục Truyền thông CAND, với 380 tác phẩm thuộc 6 thể loại: Phóng sự, chương trình chuyên đề, phỏng vấn, chương trình phát thanh tiếng Dân tộc, câu chuyện truyền thanh, chương trình Phát thanh trực tiếp; và 5 hạng mục giải thưởng: ứng dụng nền tảng số, podcast, kỹ thuật dàn dựng xuất sắc, giọng vàng, Người dẫn chương trình xuất sắc.

Sau vòng sơ khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn 228 tác phẩm của 81 đơn vị vào vòng chung khảo. Chung kết Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 8 – 14/7 tại Thanh Hóa. Lễ khai mạc được tổ chức vào 20h ngày 11/7, Lễ bế mạc tổ chức vào 20h ngày 13/7 tại Nhà hát Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa; được tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh, truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình các tỉnh, thành phố và trên các nền tảng số.

Hoa Nguyễn

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.