Những vật phẩm độc đáo của dòng gốm cổ Bát Tràng

09:15 28/05/2023

Bát Tràng là làng gốm cổ lâu đời, nằm bên tả ngạn sông Hồng. Chính vì lý do đó, con đường giao thương cũng thuận lợi hơn cho việc buôn bán và chuyên chở những chuyến hàng đi khắp muôn nơi, với những con thuyền đầy ắp gốm. Theo phần giới thiệu của triển lãm, cái tên Bát Tràng lần đầu tiên được xuất hiện vào thế kỷ 15, và được ghi trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi: “Làng Bát Tràng làm nghề bát chén”.

Theo kết quả khảo cổ  học, có thể thấy, nghề làm gốm ở Bát Tràng đã phát triển rất sớm và trải qua nhiều thế kỷ, hiện vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Quanh khu vực Bát Tràng, tại các địa điểm Lê Xá và Đào Xuyên thuộc xã Đa Tốn đã phát hiện và thu thập được một số đồ gốm Bát Tràng, nhiều đồ gốm có niên đại cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15; nhiều phế phẩm của đồ gốm xuất hiện. Căn cứ kết quả khảo cổ học năm 2001-2003 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học và các cơ quan nghiên cứu, tại di tích Kim Lan – một xã liền kề Bát Tràng, đã phát hiện di tích, di vật có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19…

1.jpg -0
Chiếc chân đèn gốm Bát Tràng, với hình tượng rồng đắp nổi.

Nhắc đến gốm Bát Tràng, nhiều người nếu không quan tâm, nghiên cứu, thì chỉ biết đó là một loại gốm đẹp, rất được người dùng ưa chuộng. Cũng như nhiều dòng gốm khác, người làm gốm ở Bát Tràng quan tâm phát triển và sáng tạo nhiều dòng sản phẩm, với các loại men khác nhau như men rạn, men nâu, men lam, men  ngọc... Không đơn giản như những đồ dùng hàng ngày, đồ thờ cúng được làm rất cầu kỳ, sáng tạo. Những sản phẩm như lư hương, chân đèn, chân đế… công đoạn đắp nổi, khắc chìm rất công phu. Hình họa trang trí vẫn là hình sen, hình rồng, hổ phù… để khi người xem nhìn sâu vào bên trong, những hình hổ, rồng đắp nổi rất tinh xảo; uốn lượn mềm mại. Để làm sản phẩm này, người thợ gốm không chỉ cần có bàn tay khéo léo, mà gửi vào đó toàn bộ tâm trí, sự công phu của người thợ gốm.

Đồ gốm là một dạng sản phẩm rất được ưa chuộng, kể cả cho đến ngày nay. Những sản phẩm bình, bát, đồ thờ, có thể được sáng tạo rất phong phú. Với những sản phẩm trưng bày, thờ tự, thì loại men rạn được sử dụng nhiều. Men rạn khiến cho người xem cảm thấy sản phẩm như có độ dày hơn, “chất” hơn, và cổ kính hơn. Theo phần giới thiệu trong trưng bày, thì men rạn được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Gốm men rạn là một loại men độc đáo, được chủ động tạo ra và khống chế độ rạn, hình dáng vết rạn thích hợp theo ý đồ, mang tới một vẻ đẹp cổ kính, độc đáo cho sản phẩm.

Một số sản phẩm được khắc hoặc đắp nổi các dòng chữ Hán – Nôm – đó là minh văn. Những sản phẩm như bình, nậm, lọ hoa, đồ trang trí… hay được khắc thể loại này. Những sản phẩm này xuất hiện trong khoảng thế kỷ 16-17. Đây cũng có thể là những đồ gốm thờ được đặt làm để cung tiến vào các đình, đền, chùa, quán. Việc khắc chữ giúp cho  hiểu rõ hơn về hiện vật, về thời đại lịch sử xuất hiện sản phẩm và niên đại của chúng.

Những nghệ nhân làng cổ gốm Bát Tràng không chỉ giỏi nghề, họ còn gửi gắm vào sản phẩm nhiều tâm tư, câu chuyện, tứ thơ từ các điển tích cổ. Xem gốm không chỉ hiểu về nghề gốm, những tích cổ, tứ thơ được khắc trên gốm, không chỉ có văn hóa truyền thống Việt, mà ta còn gặp ở đây những điển tích cổ Trung Hoa, có thể do đây cũng là một thị trường của nghề gốm, như “Tô Vũ chăn dê”, “Tam quốc chí”, “Long Mã – Hà Đồ”, “Thần Quy – Lạc Thư”.

Những điển tích cũ được khắc trên sản phẩm gốm sứ, cho chúng ta càng cảm phục những nghệ nhân làm ra sản phẩm.

Khánh Linh

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.