Nơi ăn Tết Độc lập đặc biệt nhất cả nước

15:14 02/09/2024

Nhiều người khẳng định rằng; Tết Độc lập ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình (quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là nơi bà con ăn tết lớn nhất cả nước. Tết Nguyên đán hoặc các lễ hội trong năm người Lệ Thuỷ ở xa có thể không về quê, song đến Tết độc lập thì “Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2/9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”. Người Lệ Thuỷ đón Tết Độc lập có khi kéo dài gần cả tháng. 

Để chuẩn bị cho ngày Tết Độc lập, người dân Lệ Thuỷ rộn ràng chuẩn bị từ những ngày giữa tháng 8 dương lịch. Tại nhà văn hoá thôn, xóm, nhiều trục đường đèn thắp sáng đêm để nơi trai tráng trong làng tập đua bơi, đánh vòng loại bóng chuyền, bóng đá, văn nghệ… Những lễ hội độc đáo, những nghi thức văn hóa tâm linh, báo công, báo hiếu với gia tộc tổ tiên, giáo dục truyền thống cách mạng được người dân tổ chức vào dịp này.

Khai mạc Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, Lệ Thuỷ, Quảng Bình. 

Trước Tết Độc lập ít ngày người dân Lệ Thuỷ ở khắp mọi miền Tổ quốc hầu hết đều thu xếp công việc để kịp bắt xe, bắt tàu, kịp về quê đón tết. Về quê dịp Tết Độc lập như một tín ngưỡng tâm linh của người Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Lúc còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường về thăm quê dịp Tết Độc lập, Đại tướng ra động viên bà con giữ gìn truyền thống cách mạng và lễ hội của quê hương. 

Sáng ngày 2/9, khi trời còn chưa sáng, nghe tiếng gà gáy hay đồng hồ báo thức, thì các làng, các xã ở Lệ Thuỷ đều đỏ đèn. Mọi người tất bật, háo hức khi lễ Tết Độc lập chính thức bắt đầu. Nhiều nhà sửa soạn đồ xôi, làm gà, mua sắm hoa quả sạch sẽ, tinh tươm đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà nhắc nhớ về nguồn cội và công ơn to lớn của Bác Hồ và các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để đất nước có ngày Tết Độc lập. Sau bữa ăn sáng ấm cúng, người làng Lệ Thuỷ đều đổ về hai bên bờ sông Kiến Giang để xem, reo hò, cổ vũ lễ hội đua thuyền của quê hương.

Sáng sớm, hàng vạn người dân Lệ Thuỷ và du khách đổ về 2 bên bờ sông Kiến Giang cổ vũ, xem Lễ hội đua thuyền truyền thống. 

Từ thế kỷ thứ XV, khi miêu tả về quê hương mình, về dòng Bình Giang tức sông Kiến Giang ngày nay và nói về lễ hội đua thuyền, tiến sĩ đời nhà Mạc là Dương Văn An đã ca ngợi về lễ hội đua thuyền trong “Ô châu cận lục”, ông viết “Sang xuân mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh gái lịch”. Nhưng lễ hội đua thuyền Lệ Thuỷ được tổ chức lớn nhất, quy mô nhất từ trước phải kể đến dịp ngày 2/9/1946, khi Lệ Thủy tổ chức mừng Tết Độc lập, cách mạng thành công. Từ đó đến nay, vào dịp 2/9 lễ hội đua lại được tổ chức trong toàn huyện. Để tổ chức hội đua thuyền, các đội đua phải chia thành từng xã, từng cụm đua trước đó để chọn khoảng 10-12 thuyền đua vào chung kết đúng sáng ngày 2/9.

Các trai, gái đội đua bơi được người làng xem trọng, luôn chăm sóc để có sức khoẻ tốt nhất tham gia lễ hội đua thuyền. 

Lễ hội đua thuyền Lệ Thuỷ, Quảng Bình được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia và xứng đáng để các cơ quan chuyên môn liên quan và địa phương làm hồ sơ để được công nhận Di sản văn hoá thế giới.

Lễ hội đua thuyền ở Lệ Thuỷ ngày một quy mô, đông vui, náo nhiệt hơn. Có năm số lượng thuyền đua lên tới 22 chiếc của nam, 12 chiếc của nữ. Cũng có năm do thuyền đua quá đông nên khi buông phao, một nửa xuất phát lên thượng tiêu, một nửa xuất phát về hạ tiêu.

Ngày xưa, vài ba xã mới có một vài thuyền đua tham gia. Hiện nay, nhiều làng, xã ở Lệ Thuỷ đều có một thuyền đua nam gọi là đội “Thuyền bơi” và một đội nữ bằng chèo tay, gọi là “Đò đua”. “Thuyền đua” và “Đò đua” nói lên sự tranh tài bình đẳng giữa nam và nữ trong môn thể thao truyền thống.

Ngay từ đầu tháng 8 dương lịch hàng năm, nhiều làng xã ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình đã rạo rực tập hợp đội đua bơi để luyện tập, tranh tài vào ngày Tết Độc lập ngày 2/9. 

Để đóng thuyền bơi, người dân trong làng chọn những cụ già có kinh nghiệm, uy tín tìm thầy, chọn gỗ đóng thuyền, đặc biệt là chọn người bỏ mực (tiêu chuẩn kỹ thuật đóng thuyền) để khi thuyền đóng xong đảm bảo kích thước, độ dày mỏng của ván thuyền, khả năng lướt nước… Chính vì vậy, trước đây không làng nào chấp nhận chọn thợ của làng khác về đóng thuyền bơi cho làng mình, vì sợ bị thợ bỏ sai mực, đồng thời cũng để tự hào về làng quê mình. Giờ có thay đổi, khi nhiều làng thuê thợ đóng thuyền từ nơi khác đến.

Một số người quê ở Lệ Thuỷ cho biết, thường thì để kiểm tra tốc độ thuyền người ta đứng trên bờ để xem thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4”. Có nghĩa là, mỗi nhịp bơi, mái chầm xuống nước của trai bơi ngồi cặp trước đẩy ra sau cũng là điểm của mái chầm người thứ 3 hoặc người thứ 4 đưa xuống nước. Tốc độ của thuyền đi “ốp 4” chắc chắn sẽ nhanh hơn thuyền đi “ốp 3”. Nhưng thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4” không phải do trai bơi quyết định mà do kỹ thuật của thợ đóng thuyền. Đóng được thuyền đi “ốp 4” phải là những thợ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm.

Trên đường đua, các thuyền bơi nỗ lực vượt nhau từng chút một khoảng cách để về đích, cả dòng sông Kiến Giang nổi sóng tiếng reo hò cổ vũ. 

Được biết, mỗi thuyền đua có tổng cộng khoảng 30 người gồm 13 cặp thanh niên trang tráng, ngoài ra còn có người đánh mõ, người tát nước, lái chính 2 người và lái đề 1 người (gọi là bộ phách lái). Thành tích của mỗi thuyền không chỉ tùy thuộc vào sức khỏe của các trai chèo mà còn tùy thuộc vào bộ phách lái để điều khiển thuyền. Những năm gần đây, đời sống ngày một hiện đại nên việc đóng thuyền đua và một số kỹ thuật đua thuyền cũng có sự thay đổi.

Khi tiếng hiệu lệnh đua nổi lên, hàng chục con thuyền tranh tài trên sông Kiến Giang, còn hai bên bờ sông hàng chục ngàn người dân hò reo cổ vũ cho các đội đua của làng mình. Có thể nói không có một môn thể thao nào ở nước ta lại thu hút đông đảo người xem, cổ vũ như đua thuyền ở Lệ Thủy, có năm đua thuyền đã thu hút cả hàng chục vạn người xem.

Lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thuỷ, Quảng Bình ghi nhận có năm lên đến hơn 10 vạn người tham gia xem, cổ vũ. 

Người Lệ Thuỷ, Quảng Bình kể, khi còn sống, trừ những lúc bận bịu công việc còn nếu thu xếp được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều về thăm quê dịp Tết Độc lập. Đại tướng thường ra sông Kiến Giang cùng với người làng xem, cổ vũ lễ hội đua thuyền của quê hương. Có năm, Đại tướng lên thuyền đi dọc bờ sông động viên các đội bơi và căn dặn bà con quê hương gìn giữ truyền thống cách mạng, giữ gìn ngày hội lễ Tết Độc lập hàng năm.

Sông Lam-Lam Hồng

Các ngành cũng phải khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại để đề xuất khắc phục kịp thời; nỗ lực kết nối lại thông tin liên lạc, quyết tâm cấp điện lại cho các trung tâm xã trong ngày 16/9, đến ngày 30/9 cấp điện trở lại tại tất cả các thôn ở Lào Cai.

Mặc dù 17 hộ dân với 115 nhân khẩu thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện đã được tiếp tế lương thực thực phẩm đảm bảo sinh hoạt nơi tạm lánh trên núi nhưng nguy cơ xảy ra sạt lở sau mưa bão vẫn luôn tiềm ẩn. Chính vì vậy, Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với UBND huyện Bắc Hà triển khai phương án di dời 115 xuống núi tới nơi tạm lánh an toàn hơn.

Sáng nay (14/9), 2 đoàn Công tác do Đại tá Nguyễn Thanh Tuân; Thượng tá Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn làm trưởng đoàn đã đến kiểm ta công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trao quà, hỗ trợ nhân dân tại huyện Chợ Mới và xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn một xã bị ngập sâu và dài ngày trong nước.

Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đặc biệt là trẻ em, NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc và nhiều nghệ sĩ khác sẽ chung tay tổ chức chương trình “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm. Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài tại các đơn vị Doanh nghiệp sử dụng lao động đang diễn biến nghiêm trọng. Trong số 334 đơn vị doanh nghiệp chậm, nợ trên địa bàn, có đến hàng chục “ông lớn” nợ đóng BHXH lên nhiều tỷ đồng.

Mặc dù biết mẹ già tuổi cao cần chỗ nương tựa, nhưng ông con trai vẫn lợi dụng mẹ không biết đọc, biết viết để lừa đưa đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm chiếm đoạt chỗ ở của mẹ. Hành vi bất hiếu này đã được Cơ quan Công an điều tra làm rõ và ngăn chặn. 

Liên quan vụ hai cha con người dân tộc Chăm ở Phú Yên tử vong dưới suối nước ở Phú Yên, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Xuân chiều nay 14/9 cho biết, bước đầu đã xác định nguyên nhân là do rò rỉ nguồn điện từ máy bơm nước của một doanh nghiệp đặt dưới suối.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文