NSND Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ của hoạt hình Việt Nam qua đời

11:33 16/09/2021

Theo thông tin từ đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã qua đời ngày 15/9.

NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân sinh ngày 9/11/1934 tại xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội. Ông đến với mỹ thuật từ sớm. Như lời tự bạch của chính NSND Ngô Mạnh Lân, ông thích vẽ từ bé. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông vẽ hình Bác Hồ in trên tờ giấy thấm treo trên tường trong phòng khách ở nhà.

NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân.

Năm 1949, ông được đi học Lớp hội họa 2 tháng của Liên khu X do họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp phụ trách. Năm 1950, ông trúng tuyển vào Trường Mỹ thuật Việt Nam. Ba năm ở trường, ông được dìu dắt bởi họa sĩ Tô Ngọc Vân và nhiều họa sĩ nổi tiếng như: các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Khang, Bùi Trang Chước, Nguyễn Tư Nghiêm - những họa sĩ xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Sau khi tốt nghiệp, ông được phân công công tác trong quân đội. Hòa bình lập lại, ông về thành phố, đi công tác Nam Định vừa giải phóng, rồi tiếp quản Thủ đô, phục vụ Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1954 tại Hà Nội… Tháng 8/1955, ông được cử đi học ở Liên Xô, học về làm phim hoạt hình tại Trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô (VGIK), trở thành lưu học sinh Việt Nam ở Moskva 7 năm. Tốt nghiệp xuất sắc năm 1962, ông về nước, công tác tại Xưởng phim Hoạt họa - Búp bê (nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam), làm phim vẽ, phim cắt giấy, phim búp bê.

NSND Ngô Mạnh Lân là một trong những người đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình Việt Nam và là cây đại thụ của thể loại điện ảnh này. Ông đã đạo diễn 17 bộ phim hoạt hình, gồm nhiều thể loại và gặt hái được nhiều thành công. Các tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng, đồng thời được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước. Tiêu biểu là 3 giải Bông sen Vàng tại Liên hoan Phim Việt Nam các năm 1970, 1973 cho các phim “Chuyện Ông Gióng”, “Mèo con”, “Con sáo biết nói” và 4 giải Bông sen Bạc cho các phim “Những chiếc áo ấm”, “Rừng hoa”, “Bước ngoặt”, “Trê cóc”. Đặc biệt, phim búp bê “Chuyện Ông Gióng” giành giải Bồ Câu Vàng tại Liên hoan Phim quốc tế Leipzig năm 1971 và phim hoạt họa “Mèo con” đoạt giải Bồ Nông Bạc tại Liên hoan Phim quốc tế Mamaia, Romania năm 1966. Ông trở thành đạo diễn đầu tiên của hoạt hình Việt Nam có phim đoạt giải thưởng quốc tế.

Sinh thời, nhà văn Võ Quảng, nguyên Giám đốc xưởng phim Hoạt hình Việt Nam từng nhận xét: “Những phim do Ngô Mạnh Lân đạo diễn mang tính chất trong sáng và giản dị với sự hài hòa mực thước, có nhiều chi tiết thi vị và loáng thoáng những nét reo vui”.

Ngoài làm phim, NSND Ngô Mạnh Lân còn là một họa sĩ. Ông vẽ nhiều thể loại, từng tổ chức 4 triển lãm cá nhân: Triển lãm sáng tác đồ họa Ngô Mạnh Lân tại Hà Nội, năm 1971; Triển lãm tranh Ngô Mạnh Lân tại Hà Nội năm 2005; Triển lãm tranh đồ họa Ngô Mạnh Lân tại Hà Nội năm 2014; Triển lãm tranh ký họa Ngô Mạnh Lân “Nét thời gian” tại Hà Nội năm 2019.

NSND Ngô Mạnh Lân còn tham gia công tác đào tạo chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, viết sách, viết báo về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật phim hoạt hình. Ông từng xuất bản nhiều sách về lĩnh vực này như: “Phim hoạt họa Việt Nam” (viết chung), NXB Văn hóa, năm 1977; “Hoạt hình - Nghệ thuật thứ tám”, NXB Văn hóa - Thông tin, năm 1999; “Dưới mái trường mỹ thuật thời kháng chiến”, NXB Mỹ thuật năm 2009; “Ngô Mạnh Lân - Chặng đường mỹ thuật 50 năm”, NXB Mỹ thuật, năm 2007; Ngô Mạnh Lân – Chặng đường phim hoạt hình, NXB Mỹ thuật, 2018 (tái bản); “Phim hoạt hình - Những nốt thăng, nốt trầm” - Viện Phim Việt Nam, NXB Văn hóa - thông tin, năm 2011…

NSND Ngô Mạnh Lân trở thành Tiến sĩ nghệ thuật học năm 1984 và được phong Phó Giáo sư năm 1991. Năm 1997, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất một năm sau đó. Năm 1999, ông được nhận Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam với cuốn sách “Hoạt hình - Nghệ thuật thứ tám”. Với những cống hiến to lớn của mình, năm 2007, NSND Ngô Mạnh Lân vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật - ngành Điện ảnh….

N.Hoa

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

Thế giới và Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của chuyển đổi số. Trong gần 3 năm qua, với Đề án 06 của Chính phủ mà vai trò chủ công của Bộ Công an đã gặt hái được rất nhiều thành tích, kết quả, góp phần phòng, chống tham nhũng vặt, minh bạch, tạo văn minh xã hội và phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội.

Chiều 11/11/2024, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Ninh Thuận đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với vợ, chồng ông Hà Thuận (SN 1952) và bà Võ Thị Phú (SN 1954) ở thôn Lương Cang 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để điều tra làm rõ về hành vi “vu khống".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文