Phát hiện gần 680 hiện vật khi khai quật khảo cổ phế tích tháp Đại Hữu lần 2

09:30 03/08/2024

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật khảo cổ lần 2 tại phế tích tháp Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát.

Đợt khai quật này diễn ra từ ngày 9/5 đến ngày 10/7 trên diện tích khoảng 300m2. Quá trình khai quật làm xuất lộ toàn bộ phần thân tháp, nền móng tiền sảnh phía Đông; nền móng chân đế phía Bắc và một phần nền móng chân đế phía Nam, Tây. Tháp có cửa ra vào phía Đông và hệ thống cửa giả.

Bình diện tháp Đại Hữu có quy mô lớn hơn với các tháp Champa khác, nằm trên vị trí cao nhất của đỉnh núi Đất, các chuyên gia cho rằng, kiến trúc xuất lộ trong hố khai quật là ngôi tháp chính (hay còn gọi là Kalan). Chính giữa lòng tháp là hố thiêng - kiến trúc trung tâm của ngôi tháp, nằm dưới nền gạch kiến trúc tháp. Kích thước hố thiêng tương đương với lòng tháp (3,8m x 3,8m), độ sâu 1,24m. Trung tâm hố thiêng là trụ thiêng có độ cao 1,4m và độ sâu 3,3m.

Toàn cảnh hố khai quật phế tích tháp Đại Hữu.

Trong quá trình khai quật, các chuyên gia còn phát hiện 156 hiện vật đá (chất liệu gồm đá cát kết, đá hoa cương, đá ong) với nhiều loại hình, kích thước khác nhau. Cùng với đó là 522 hiện vật bằng đất nung, gồm các loại như bệ thờ, mảnh minh văn, lá nhĩ đá, đá trang trí điểm góc, phù điêu trang trí hình người, phù điêu trang trí hình động vật, phù điêu hình cánh sen, ngói mũi lá, gốm gia dụng...

Dựa vào quy mô và mặt bằng kiến trúc, vật liệu trang trí kiến trúc... được phát hiện từ trước cho đến nay, các chuyên gia nhận định, có khả năng phế tích tháp Đại Hữu có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ XIII, tương đồng với các di tích khác như các tháp Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, phế tích Tháp Mắm…

Kỹ thuật xây dựng tháp Đại Hữu là kỹ thuật mài chập, tạo thành khối thống nhất, ổn định, đảm bảo sự bền vững của công trình. Ngoài ra, với dấu vết sử dụng chất kết dính làm từ nhựa thực vật; sự kết hợp chặt chẽ các loại vật liệu (gạch, đá cát kết, đá hoa cương, đá ong) với nhau còn cho thấy trình độ kỹ thuật xây dựng ở giai đoạn này đạt đến độ hoàn thiện.

Phế tích tháp Đại Hữu mang giá trị văn hóa cao khi được xây dựng theo truyền thống, kế thừa tinh hoa nghệ thuật kiến trúc tháp Champa kết hợp với sử dụng vật liệu mới từ văn hóa Khmer, trang trí kiến trúc mang nghệ thuật điêu khắc phong cách Tháp Mẫm (phường Nhơn Thành, thị An Nhơn, tỉnh Bình Định) tín ngưỡng bản địa thờ Uroja… đã phản ánh mối quan hệ mở rộng giữa vùng đất Vijaya với các nền văn hóa bên ngoài, tiếp thu có chọn lọc làm giàu bản sắc văn hóa Champa trong lịch sử.

Phế tích tháp Đại Hữu được đề cập lần đầu tiên trong công trình nghiên cứu “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của tác giả Henri Parmentier, xuất bản năm 1909. Trong quá trình khảo sát, Henri Parmentier phát hiện nhiều hiện vật điêu khắc đá Champa; trong đó có tượng thần Shiva hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh. Gần khu vực phế tích tháp Đại Hữu, người Pháp đã phát hiện thêm một bia ký (gọi là bia Chánh Mẫn) hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Năm 2018, phế tích tháp Đại Hữu được Bảo tàng tỉnh Bình Định khảo sát lại và cập nhật vào hệ thống tra cứu bản đồ khảo cổ học Bình Định. Từ ngày 25/4 đến ngày 15/6/2023, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật lần 1, với diện tích 200m2, làm xuất lộ phần kiến trúc tháp nằm ở độ sâu so với lớp mặt đất từ 0,5 - 1,8m; phát hiện nhiều hiện vật chất liệu đá, đất nung; gạch, chóp tháp góc, gốm trang trí, đồ gốm gia dụng của Champa và Trung Quốc…

Lê Phước Ngọc

Chiều 18/12, Báo Nhân dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.

Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá các mặt công tác Công an và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm 2024 của Công an tỉnh Ninh Bình. 

Sáng 18/12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của Tổ thường trực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 18/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, từ nay đến Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文