Sôi động đường đua xanh trên sông Maspero

14:10 14/11/2024

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Đây là lễ hội được tỉnh duy trì tổ chức hằng năm, nhằm tạo sinh khí vui tươi, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em của các địa phương trong vùng, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer Nam Bộ”.

Sôi động đường đua xanh trên sông Maspero -1
Ban tổ chức trao cờ và hỗ trợ kinh phí các đội ghe Ngo tham gia tranh tài. 

Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã trao cờ lưu niệm và hỗ trợ mỗi đội ghe tham gia đua 30 triệu đồng. Sau lễ khai mạc, các đội ghe Ngo lần lượt bước vào các trận đấu vòng bảng trong sự cổ vũ nồng nhiệt của hàng trăm ngàn khán giả đứng kín hai bên bờ sông, có nhiều người chọn đứng trên nhà cao tầng, ngọn cây... để xem cho thoải mái.

Theo đồng bào Khmer, ghe Ngo trước đây là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, chủ yếu là cây sao vì loại gỗ này nhẹ, không thấm nước, có độ đàn hồi tốt. Nhưng ngày nay, không còn nhiều cây sao to nên người Khmer dùng những mảnh ván ghép lại để thay thế.

Cái đội ghe đua vào vị trí chuẩn bị thi đấu. 

Ghe Ngo được làm gần giống hình con rắn dài từ 25m đến 30m. Ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên như đầu rắn. Ở đuôi ghe (hay gọi là sau lái) cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu. Mỗi ghe phải đảm bảo chở từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy. Ghe Ngo có 3 người điều khiển, trong đó người ngồi mũi chuyên về tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; người ngồi giữa và một người ngồi phía sau giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục, điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.

Giải đua ghe Ngo thu hút hàng trăm ngàn du khách trong, ngoài tỉnh đến tham dự, cổ vũ các đội đua. 

Mỗi nghe Ngo có một đặc điểm riêng, người Khmer gọi là biểu tượng riêng. Đây là dấu hiệu để ghi nhớ đồng thời thể hiện sức mạnh của ghe đua, thường được chọn cho quan niệm truyền thống của từng chùa, như các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh... Bà con tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh, mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe, đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh.

Để tạo nên sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người dân dùng một hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe, bà con gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, có đường kính khoảng 20cm. Đầu mỗi chiếc ghe Ngo đều vẽ hai mắt nổi, để ghe thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.

Ghe Ngo chỉ sử dụng vào việc thi đấu và mọi hoạt động liên quan đến ghe Ngo đều phải cử hành lễ, như: lễ khởi công đóng ghe, lễ khánh thành ghe, lễ mặc áo cho ghe... Trước đây, đua ghe Ngo chỉ dành cho nam, phụ nữ không được tham gia. Từ năm 2013, phụ nữ đã được tham gia đua và có giải thưởng riêng.

V.Đức - C.Xuân

Ngày 22/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dưới sự giám sát của Cục, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm thành phố.

Các nhà khoa học và đại diện cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã thảo luận làm rõ bức tranh toàn cảnh và thực trạng các mối đe dọa môi trường nước, đồng thời nêu các giải pháp thiết thực đảm bảo an ninh nguồn nước để phục vụ phát triển bền vững.

UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá xử phạt ông Nguyễn Hải Sơn (SN 1956), trú tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá tổng số tiền 62,5 triệu đồng vì hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng trại chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn không có Giấy phép môi trường.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 2,2km, điểm đầu tại nút giao với đường Thắng Lợi - Tô Hiệu thuộc địa phận xã Tô Hiệu; điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên.

Nhiều bệnh viện đang chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị ca mắc COVID-19 nhập viện. Theo một số bệnh viện ở Hà Nội, thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc COVID-19 vào điều trị.

Thực hiện kế hoạch của Công an TP Huế về phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”, Ban Thanh niên Công an TP Huế đã triển khai thực hiện dự án “Những viên gạch hồng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.