Tháo gỡ khó khăn về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

07:51 08/12/2022

Mặc dù phát triển văn hóa hiện nay đang được quan tâm nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vướng mắc mà chỉ riêng ngành văn hóa thì không giải quyết được. Nhằm tháo gỡ các vấn đề bất cập và tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa phát triển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổ chức Hội thảo Văn hóa Việt Nam 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa".

1.jpg -0
Nghệ sĩ biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách tại Hà Nội trong khuôn khổ Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2022.

Trao đổi quanh về việc tổ chức hội thảo "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, hiện nay phát triển văn hóa có nhiều vấn đề vướng mắc, nếu tháo gỡ được từ Quốc hội sẽ làm cho phát triển văn hóa thông suốt trong cả hệ thống chính trị. Đầu tiên là câu chuyện về thể chế. Hiện nay, có những vấn đề của văn hóa nhưng giải quyết nó lại không thuộc về văn hóa mà thuộc về luật pháp, chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ… Ví dụ điển hình và gần đây nhất là Luật Điện ảnh sửa đổi được ban hành nhưng vẫn còn có những vấn đề mà ngành văn hóa không thể giải quyết được như ưu đãi cho đoàn làm phim nước ngoài khi mời họ đến Việt Nam.

Ở nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan, họ có thể ghi thẳng vào văn bản là ưu đãi 25% giảm trừ trên tổng số tiền đoàn phim tiêu ở Thái Lan. Ở Việt Nam không thể làm như thế được vì vi phạm Luật Thuế. Hoặc, trước đây, các thiết chế như nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng hoạt động rất sôi nổi, thậm chí sôi nổi đến mức không kiểm soát được. Khi Luật về sử dụng tài sản công được ban hành, một loạt các thiết chế văn hóa đóng cửa vì không hoạt động được. Như vậy, vấn đề của văn hóa nhưng nguyên nhân lại là từ vấn đề của luật pháp. Nếu không tháo gỡ từ luật pháp thì không giải quyết được, không tạo điều khuyến khích để văn hóa phát triển.

Cũng theo ông Bùi Hoài Sơn, về chính sách cho văn hóa cũng đang có nhiều “nút thắt”. Nhiều chính sách về bảo tồn di sản, huy động nguồn lực xã hội… được ban hành xong chưa đi vào cuộc sống vì còn nhiều vướng mắc riêng ngành văn hóa không giải quyết được. Nguồn lực cho văn hóa cũng đang là điểm nghẽn rất lớn về văn hóa. Về nhân lực, từ đội ngũ văn nghệ sĩ, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, lãnh đạo ngành văn hóa có nhiều vấn đề. Chúng ta muốn phát triển văn hóa thì phải có người làm nhưng lại không có người làm. Chúng ta sắp xếp lại cơ sở vật chất, bộ máy trung tâm văn hóa, các đoàn nghệ thuật vì mục tiêu tinh giảm biên chế nhưng cuối cùng làm mất các thế mạnh của địa phương. Về nguồn lực tài chính cũng vướng mắc rất nhiều. Trước đây, chúng ta từng có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhưng từ năm 2015, chương trình bị dừng nên chưa tiếp tục có những đầu tư tương xứng cho văn hóa…

Vì vậy, hội thảo lần này của Quốc hội sẽ bàn để tháo gỡ các vướng mắc cho phát triển văn hóa về cả 3 vấn đề là thể chế, chính sách, nguồn lực. Hội thảo hướng tới xây dựng khung chính sách cho văn hóa. Khung chính sách này phải bao trùm được các vấn đề cơ bản về văn hóa và liên kết với những chính sách khác, các lĩnh vực khác của đất nước như kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ… Hội thảo cũng sẽ bàn về huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa, trong đó có thảo luận về nguồn lực tài chính để làm sao sau hội thảo sẽ ra được kết luận, văn bản rõ ràng về xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đây sẽ là chất xúc tác quan trọng,  là căn cứ về chính trị, pháp lý để có những đầu tư lớn cho văn hóa, tháo gỡ về nguồn nhân lực cho văn hóa…

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trưởng Ban tổ chức hội thảo "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân công Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tại Bắc Ninh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, hướng tới kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023).

Tham gia hội thảo có 800 đại biểu, được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, phát trực tiếp trên các nền tảng Internet và kết nối trực tuyến với một số điểm cầu trong cả nước. Hiện tại, Ban tổ chức đã nhận được trên 100 tham luận của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, tổ chức quốc tế. Trong khuôn khổ hội thảo sẽ có 2 phiên gồm phiên chuyên đề và phiên toàn thể. Mỗi phiên sẽ có 1 báo cáo trung tâm, các tham luận và phần thảo luận của các diễn giả, chuyên gia.

Hội thảo sẽ là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan và các nhà quản lý, nhà khoa học trong, ngoài nước tham gia báo cáo, thảo luận nhằm làm rõ các căn cứ lý luận, thực tiễn, từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh việc huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hóa theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Hoa Nguyễn

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

Chiều 24/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Hưng Yên tiếp tục xét hỏi các bị cáo từng là cán bộ, phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam do bị cáo Đồng Xuân Thụ là cựu Tổng Biên tập. Được biết, trước khi gây ra vụ án này, tháng 10/1997, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo đối với Đồng Xuân Thụ về hành vi giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.