Tọa đàm “Màu ký ức” tri ân các liệt sĩ - nhà báo

11:24 19/07/2024

Nhiều câu chuyện xúc động cùng các kỷ vật của các liệt sĩ – nhà báo đã được chia sẻ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hà Nội vào ngày 19/7, trong chương trình giao lưu, tọa đàm, tri ân các liệt sĩ - nhà báo với chủ đề “Màu ký ức”.

Đây là sự kiện do Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024), hướng đến kỷ niệm 100 năm  Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025).

Trước chương trình giao lưu, tọa đàm, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ – nhà báo, tìm hiểu các tư liệu trưng bày tại Bảo tàng.

Giao lưu, tọa đàm "Màu ký ức" tri ân các liệt sĩ - nhà báo.

Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam - nhà báo Trần Kim Hoa cho biết, với niềm biết ơn to lớn đối với những thế hệ nhà báo đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trong thời kỳ đổi mới, xây dựng Tổ quốc, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ 511 nhà báo đã hy sinh và in trang trọng trên bức vách màu đỏ đặt tại khu vực tưởng niệm của Bảo tàng. Đó là những cây bút ưu tú, tinh thông nghiệp vụ, những cán bộ, nhân viên dũng cảm thuộc nhiều cơ quan báo chí của cả nước như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Nhân Dân, Cứu quốc, Giải phóng… Tại Bảo tàng hiện đang lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật về những thế hệ nhà báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam, trong đó có các liệt sĩ – nhà báo.

Theo nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Bảo tàng Báo chí Việt Nam từ khi ra đời đã nhận được sự ủng hộ, động viên to lớn của các nhà báo, gia đình nhà báo, các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí và nhiều công chúng báo chí trong cả nước. Mỗi hiện vật, tư liệu Bảo tàng nhận được là những tài sản tinh thần quý giá được giữ gìn trong các cơ quan, đơn vị, trong các bộ sưu tập cá nhân đã chính thức được trao gửi cho Bảo tàng. Mỗi cán bộ Bảo tàng đều thấm thía rằng, đây là gia tài vô giá mà các thế hệ làm báo đi trước để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Bảo tàng đã và sẽ nỗ lực phát huy giá trị khối tài liệu này. Giao lưu, tọa đàm “Màu ký ức” là một trong số các hoạt động đó.

Nhà báo Trần Văn Hiền xúc động chia sẻ về hành trình 15 năm tìm danh tính của đồng nghiệp là liệt sĩ.

Phát biểu tại chương trình, nhà báo Phan Thanh Nam, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Tổng biên tập Báo Văn hóa cho biết, trong gần một thế kỷ qua, các thế hệ người làm báo Việt Nam đã cùng nhau viết nên những trang sử đầy tự hào của nền báo chí cách mạng nước nhà. Bảo tàng Báo chí Việt Nam là ngôi nhà di sản của các thế hệ người làm báo..  

Trong số trên 35 ngàn tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng, có những tài liệu, hiện vật đã nhuốm màu thời gian nhưng là ký ức vĩnh cửu về những thế hệ nhà báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều tài liệu, hiện vật vô giá của những nhà báo - chiến sĩ đã từng xông pha trên chiến trường, giữa mưa bom bão đạn, nhiều người đã đổ máu, hi sinh trên con đường đưa thông tin, hình ảnh đến với độc giả. Đó không chỉ là những di sản quý mà còn là những thông điệp đắt giá, là tấm gương để các thế hệ làm báo hôm nay tri ân, soi chiếu và nhắc nhở chính mình trên hành trình tác nghiệp.

Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ chuyện nghề và nhiều câu chuyện xúc động về các liệt sĩ - nhà báo.

Chương trình giao lưu, tọa đàm “Màu ký ức” là lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay dành cho những  liệt sĩ - nhà báo nhân kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ  27/7. Đồng thời, chương trình cũng mong muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa tới thế hệ những người cầm bút hôm nay. “Màu ký ức” có sắc đỏ của máu cha ông đã hi sinh và cống hiến. "Màu ký ức" có màu xanh hi vọng, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho thế hệ trẻ, trong đó có những người làm báo đương đại. “Màu ký ức” cũng là sự tôn vinh những hi sinh bất khuất của các nhà báo, phóng viên chiến trường đã tận hiến cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam” – nhà báo Phan Thanh Nam nói.

Trong chương trình, những câu chuyện mang màu ký ức đẹp đẽ và tự hào về nhiều nhà báo – liệt sĩ đã được các diễn giả, khách mời chia sẻ. Đó là những trao đổi về nghề của nhà báo Hồ Quang Lợi và câu chuyện đầy xúc động về hành trình tìm mộ người em trai của ông là liệt sĩ – nhà báo Hồ Quang Lộc, cùng nhiều câu chuyện đặc biệt về nhiều nhà báo – liệt sĩ khác. Đó là câu chuyện xúc động từ nhà báo Trần Văn Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nghệ An và Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Nghệ An - người đã miệt mài dành 15 năm tìm danh tính 511 đồng nghiệp là liệt sĩ.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, các khách mời, đại biểu và các phóng viên, nhà báo sẽ cùng giao lưu, trò chuyện với gia đình nhà báo, luật sư Phan Tứ Kỷ - người đã hi sinh năm 1972 ở Quảng Trị. Các đại biểu và khách mời cũng đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhiều hiện vật về các liệt sĩ – nhà báo, góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu, hiện vật quý của Bảo tàng hiện nay.

Hoa Nguyễn

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Theo dự báo, hiện bão số 3 (bão Yagi) cách Móng Cái 180km, mạnh cấp 14 giật cấp 17 và sẽ đổ bộ vào đất liền vào buổi chiều nay. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão, miền Bắc có mưa rất to, nhiệt độ giảm từ 4 - 5 độ. Người dân ở các tỉnh thuộc phạm vi ảnh hưởng của bão cần nghiêm ngặt ở nhà, chờ bão đi qua.

Trong khi lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ, thì lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức thấp. Các chuyên gia nhận định lãi suất cho vay khó tăng sớm trong bối cảnh tín dụng cần đẩy mạnh để hơn 1 triệu tỷ kịp bơm ra nền kinh tế trong 4 tháng cuối năm.

Ngày 7/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở của Huỳnh Hữu Tùng Nhân (SN 1992, trú khóm Long Thị D, phường Long Thạnh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mua bán chứng khoán trong những năm qua được nhiều người xem như là một kênh đầu tư hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận, tài sản. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ kiến thức, thông tin và cả sự cảnh giác trước những chiêu trò, thủ đoạn “lùa gà” ngày càng tinh vi của các “cá mập” chuyên đi săn trên sàn chứng khoán.

Những diễn biến đang diễn ra tại Trung Đông cho thấy quỹ đạo của khu vực này có vẻ đang hướng tới xung đột và bất ổn kéo dài. Để tránh viễn cảnh này, khu vực cần một khuôn khổ an ninh mới có khả năng đáp ứng mối quan tâm của tất cả các bên liên quan. Điều này đòi hỏi hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn và một cam kết rõ ràng từ các tác nhân trong khu vực.

“Công ty đang tích cực hợp tác và tuân thủ mọi yêu cầu từ cơ quan chức năng. VNG cam kết sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo ổn định mọi hoạt động kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác, cổ đông và các bên liên quan”, thông cáo báo chí của VNG phát đi vào rạng sáng 7/9.

Tình trạng in lậu, làm sách giả và gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách, nhất là sách giáo khoa đang gia tăng dưới nhiều hình thức. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất bản, mà còn tác động tiêu cực đến việc tiếp cận tri thức của các em học sinh và mọi tầng lớp trong xã hội.

Khu vực lòng hồ thủy điện Cần Đơn thuộc địa bàn xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, là nơi mưu sinh của nhiều hộ gia đình Việt kiều Campuchia di dân tự do, hồi hương từ nhiều năm nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文