Tôn vinh các đóng góp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”

13:40 15/06/2023

Cộng đồng người Chăm nói riêng và người dân hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận rất vui khi UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Niềm vui đó càng được nhân lên khi đồng bào được biết Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” giai đoạn 2023-2028.

Trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” giai đoạn 2023-2028, Bộ VHTT&DL kêu gọi các bộ, ban, ngành, địa phương và cộng đồng người Chăm cùng nhân dân cả nước thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” giai đoạn 2023-2028.

“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp -0
Nghệ nhân người Chăm làm đồ gốm.

Với 5 nội dung chính, Chương trình hành động không chỉ tổ chức các hoạt động bảo vệ khẩn cấp đối với di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” bằng các biện pháp: hỗ trợ, khuyến khích nghệ nhân, cộng đồng truyền dạy tri thức, kỹ thuật, kỹ năng làm gốm; xây dựng phương án quy hoạch, mở rộng nguồn nguyên liệu và bảo tồn các làng gốm; huy động các nguồn vốn để bảo vệ và phát huy giá trị di sản; mà còn tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế mẫu mã mới trên cơ sở các giá trị di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm; mở rộng thị trường tiêu thụ gốm, nâng cao đời sống của cộng đồng.

Sản phẩm đồ gốm dân dụng của người Chăm ở Ninh Thuận.

Bên cạnh đó cần tiếp tục kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”; xây dựng cơ sở dữ liệu để giới thiệu, quảng bá gốm Chăm; xây dựng và phát triển Bảo tàng gốm Chăm của cộng đồng, tổ chức trưng bày, trình diễn về nghề làm gốm trong bảo tàng của cộng đồng và bảo tàng cấp tỉnh.

Mặt khác, phải tiếp tục đề xuất phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho những người thực hành có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”; tôn vinh, khen thưởng các thợ làm gốm, cá nhân có nhiều đóng góp bảo vệ di sản.

"Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" có nét khác biệt, độc đáo. Ảnh: Phong Nguyên.

Chương trình hành động còn hướng tới hỗ trợ cộng đồng phục hồi những lễ hội, nghi lễ liên quan đến nghề làm gốm của người Chăm; xuất bản những công trình nghiên cứu về nghề gốm của người Chăm nhằm phổ biến tri thức và sự hiểu biết về gốm của người Chăm. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, cơ quan chuyên môn, viện nghiên cứu tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá giá trị di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đến với công chúng trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức; tổ chức định kỳ Liên hoan “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” nhân dịp lễ hội Katé, chú trọng phát triển hình thức du lịch di sản văn hóa...

Bộ VH-TT&DL đảm trách chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng cộng đồng và các cơ quan, ban, ngành hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận -  địa phương có di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của Người Chăm” giai đoạn 2023-2028.

Hữu Toàn

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu tổ chức triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ, biện pháp kỹ thuật, khai thác dữ liệu dân cư và dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phòng, chống tội phạm; chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Chiều 16/7, Cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Phạm Văn Sơn, Cục trưởng Cục Hậu cần chủ trì hội nghị.

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuyển đổi phương tiện xanh; yêu cầu bổ sung các tuyến buýt nhỏ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, từng bước khép kín mạng lưới giao thông trong nội đô.

Trong lúc ôm cua tại vòng xoay Công Trường Mê Linh, xe bồn vận chuyển chất thải đã va chạm với xe gắn máy do một người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tài xế xe bồn xuống kiểm tra phát hiện vụ việc đã ngất xỉu tại chỗ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.