Triển lãm bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn

13:09 22/04/2022

Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris (Pháp), sau đó được Thư viện Anh quốc sưu tập rồi trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của thư viện này từ năm 1894.

Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích (BTDT) Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm “Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn” nhằm giới thiệu với công chúng về giá trị của một kiệt tác văn chương của Việt Nam nhân hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022.

Các đại biểu tham quan triển lãm “Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn”.

Triển lãm giới thiệu, miêu tả đặc điểm, tính chất của bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn thông qua 36 pa nô được thiết kế phù hợp với không gian trưng bày.

Giới thiệu về triển lãm, ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho hay, đây là bản của hoàng gia triều Nguyễn với đặc điểm nổi bật đầu tiên là bìa sách. Trang trí bìa của quyển bản Kiều này hoàn toàn phù hợp với phong cách cung đình. Bìa bằng vải màu vàng, dệt hình rồng, mặt rồng ngang, thân uốn khúc, chân năm móng bấu vào mây ngũ sắc, trang trí xung quanh nền là họa tiết dệt hình bát bửu. Tính chất của họa tiết rồng năm móng đưa đến nhận xét đây là bản của nhà vua “ngự lãm”.

Trung tâm BTDT Cố đô Huế thiết kế 36 pa nô để giới thiệu bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn.

“Một bản Kiều có nguồn gốc tại Huế như vậy có ý nghĩa rất đặc biệt, trên hết là tính chất độc bản được thực hiện rất công phu với các phần chữ Hán, chữ Nôm và đặc biệt là tranh minh họa tương ứng với từng trang được vẽ rất chi tiết, xứng đáng được đánh giá là một bản Kiều cực kỳ quý hiếm, rất có giá trị đối với văn hóa Huế gắn liền với tên tuổi của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới”, ông Nguyễn Phước Hải Trung nhấn mạnh.

Người xem tìm hiểu về bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn.
Theo Trung tâm BTDT Cố đô Huế, bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris (Pháp), sau đó được Thư viện Anh quốc sưu tập rồi trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của thư viện này từ năm 1894.
Anh Khoa

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

RIA Novosti ngày 26/9 dẫn lời ông Denis Pushilin, lãnh đạo thân Nga ở vùng ly khai Donetsk cho hay, quân đội nước này đang tiến sâu vào thành trì chiến lược Ugledar vốn bất khả xâm phạm kể từ khi xung đột bùng nổ năm 2022 và khiến Ukraine phải tìm cách rút các đơn vị xung kích chủ lực khỏi khu vực này. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文