Triển lãm hàng trăm tài liệu về ngoại giao dưới triều Nguyễn

15:19 17/08/2024

Hàng trăm tài liệu về hoạt động ngoại giao của nước ta trong hơn 50 năm đầu độc lập, tự chủ dưới triều Nguyễn (1802 - 1858), trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa sẽ được giới thiệu đến công chúng qua Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây”. 

Đây là sự kiện do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức nhân kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8). Triển lãm cũng là hoạt động nhằm đồng hành cùng công chúng tìm hiểu hoạt động ngoại giao của tiền nhân, đồng thời mang đến những trải nghiệm, khám phá thú vị, thông tin bổ ích, góc nhìn mới mẻ và hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động ngoại giao của nước ta dưới triều Nguyễn.

Họa đồ hành trình đi sứ Trung Hoa thời Minh Mạng (1825).

Ban tổ chức cho biết, trong số các tư liệu triển lãm, phần lớn là các văn bản được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới.

Triển lãm gồm 2 phần. Phần 1 có chủ đề  “Đóng cửa Tây”. Các tư liệu, đặc biệt là các Châu bản cho thấy, các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức trong quan hệ với các nước đã thực hiện nhất quán chính sách “tự thủ”, “khép kín”. Mặc dù vậy, triều Nguyễn không hoàn toàn “tuyệt giao” với những gì liên quan đến phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ).

Phái bộ Pháp – Tây Ban Nha (nguồn: “Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp”).

Các vua triều Nguyễn từng gửi phái bộ đi xem xét tình hình phương Tây, mua đồ thiết yếu, súng đạn của phương Tây, học hỏi về khoa học kỹ nghệ... Bên cạnh đó, tàu thuyền phương Tây cũng không ít lần nhận được sự giúp đỡ, đón tiếp của triều Nguyễn. Một số nhà Nho còn dâng điều trần đề nghị “giao hảo” với phương Tây.

Năm 1825, Bá tước Đại tá hải quân Pháp đến Đà Nẵng xin đặt lãnh sự và thông thương, vua Minh Mạng từ chối (nguồn: “Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp”).

Phần 2 “Mở cửa Đông” thể hiện, trong khi thực hiện chính sách “không phương Tây”, vua triều Nguyễn lại ưu tiên phát triển mối quan hệ với các nước phương Đông như Cao Miên, Vạn Tượng, Xiêm La, Nam Chưởng, Thủy Xá, Hỏa Xá…, đặc biệt với nước láng giềng Trung Quốc.

Các tư liệu được trưng bày trên website và fanpage của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I từ ngày 22/8.

N.Hoa

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Cục Truyền thông CAND tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Truyền thông CAND, đại diện lãnh đạo Báo CAND, Truyền hình CAND, Nhà xuất bản CAND, các phòng chức năng và CBCS, nhân viên Cục Truyền thông CAND.

Do nước sông Bưởi lên cao, những ngày qua, hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá bị ngập lụt. Chính quyền địa phương phải huy động lực lượng tại chỗ dùng thuyền cứu trợ, cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân.

Bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi, qua đó gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố sau bão số 3, ngày 12/9, Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Trong hai ngày 11 và 12/9, TAND thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Thị Hương (còn gọi là “cô đồng bổ cau”, SN 1986, trú tại phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文