Xây dựng Huế trở thành "kinh đô áo dài"

07:35 24/09/2021

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên-Huế, chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử. Hình ảnh áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn, nhỏ và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền núi Ngự, sông Hương…

Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, nên nơi đây hội tụ các giá trị văn hóa tinh túy, đặc sắc của cả nước từ mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực đến trang phục, trong đó có áo dài truyền thống, lưu lại những giá trị văn hóa di sản tiêu biểu, đặc sắc của vùng đất kinh kỳ và của dân tộc Việt Nam.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên-Huế, chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử. Hình ảnh áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn, nhỏ và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền núi Ngự, sông Hương…

Trình diễn áo dài tại Festival Huế.

Tháng 8/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “Huế- Kinh đô áo dài”. Theo đó, đề án đã đưa ra những nhiệm vụ chính để xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài, như nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; xây dựng các chương trình, hoạt động và tổ chức quảng bá, truyền thông hình về áo dài Huế; tổ chức Ngày hội áo dài Huế định kỳ hằng năm, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô áo dài”; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ may đo thiết kế áo dài; đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các điểm trưng bày, trình diễn áo dài, trung tâm, cơ sở đo may áo dài phục vụ nhu cầu của khách du lịch…

Cùng với đó, “Ngày hội áo dài” trở thành chuỗi sự kiện văn hóa cộng đồng, trở thành điểm nhấn quan trọng, đặc biệt là các kỳ Festival Huế tỉnh cũng khuyến khích, từng bước đưa áo dài Huế trở thành trang phục truyền thống trong các không gian văn hóa, hoạt động lễ nghi, lễ hội truyền thống, tạo nét đặc trưng riêng có của vùng đất Cố đô.

Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ mà đề án đặt ra là xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, sau khi nghiên cứu kỹ về lịch sử ra đời, giá trị văn hóa, đời sống; Sở VH&TT đã chọn làm hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể cho áo dài ngũ thân ở 2 tiêu chí: Công nghệ truyền thống và tập quán sử dụng.

Dự kiến sẽ đề cử vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia trong thời gian tới. Theo ông Phan Thanh Hải, Giám độc Sở VH&TT, việc xây dựng “Huế - Kinh đô áo dài” thực ra là câu chuyện phục hưng một di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản ấy vào cuộc sống đương đại, để nó tỏa sáng như vốn đã từng; từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu áo dài Huế, đưa áo dài trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc và để Cố đô Huế thực sự trở thành kinh đô của áo dài Việt Nam.

Tại Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng tình, dựa trên cứ liệu lịch sử, truyền thống để nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản áo dài của Huế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, trang phục áo dài Việt Nam sản sinh từ kinh thành Phú Xuân - Huế đã dần dần thay thế các trang phục cổ truyền của xứ Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh để trở thành trang phục chung cho đàn ông và đàn bà Việt Nam.

Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng thế cuộc, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam trở thành một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc sáng, không lẫn vào đâu khi sánh vai cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng của toàn cầu. Vì thế, cần khẳng định áo dài Huế là một giá trị văn hóa độc đáo trong di sản văn hóa Huế để quyết tâm xây dựng thương hiệu áo dài Huế như một tài sản trí tuệ độc sáng của vùng đất Cố đô.

Thừa Thiên-Huế cần tổ chức thêm các hoạt động quảng bá, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế; đồng thời, đa dạng hóa quảng bá về áo dài để xây dựng hình ảnh Huế là chiếc nôi của áo dài Việt Nam, là kinh đô áo dài của Việt Nam…

Hải Lan

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文