Xây dựng Nghị định mới để khắc phục bất cập trong xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

08:26 26/03/2023

Bà Nghiêm Thị Thanh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ của các nghệ sĩ được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đợt 10 để Ban Thi đua khen thưởng Trung ương xem xét, tiến hành các thủ tục, đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ.

Có 136 NSƯT được đề nghị phong tặng danh hiệu NSND và 347 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT trong đợt này. Dự kiến, lễ phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 sẽ được tổ chức vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Như vậy, sau 4 năm kể từ đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9, đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 cũng đã chuẩn bị “cán đích”. Có lẽ, đây cũng là đợt có số lượng nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT nhiều nhất trong một số đợt xét tặng các danh hiệu này gần đây.

danh hieu nghe si1.jpg -0
Một số nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT đợt 9.  Ảnh: Trần Huấn.

Được tổ chức nhằm tôn vinh các nghệ sĩ tài năng có, nhiều cống hiến và được nhân dân mến mộ nhưng nhiều năm trở lại đây, gần như mỗi đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đều có những tranh cãi, ý kiến trái chiều về công tác tổ chức xét tặng, cho rằng tiêu chí xét tặng còn những bất cập. Đợt xét tặng lần thứ 10 là lần đầu tiên áp dụng Nghị định số 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Theo Nghị định 40, ngoài việc xét tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ theo đủ các tiêu chí về số năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, đủ giải thưởng – huy chương…, Hội đồng các cấp còn thảo luận, đánh giá các trường hợp đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đây là các nghệ sĩ chưa đáp ứng tiêu chuẩn về giải thưởng nhưng cócống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, bao gồm: Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật; nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương vàđất nước; nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế. Vận dụng tiêu chí mở nói trên nên số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đợt 10 vượt trội. Trong khi đó, những vấn đề tồn tại tương tự các đợt xét tặng trước vẫn tồn tại như tranh cãi về tiêu chí, nghệ sĩ được xét tặng…

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2022, Luật Thi đua khen thưởng mới được ban hành tiếp tục có những điều chỉnh về quy định trong xem xét phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Cụ thể là danh hiệu NSND, NSƯT được xem xét phong tặng cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật bao gồm cả người sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây là điểm hoàn toàn mới.

Chính phủ sẽ xem xét tổ chức hội nghị đánh giá tác động khi Luật Thi đua khen thưởng mới được triển khai. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các hội chuyên ngành văn học nghệ thuật trung ương về nội dung này. Hiện nay, Chính phủ cũng đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ ngành liên quan xây dựng Nghị định mới về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Bộ vừa tổ chức xin ý kiến các hội chuyên ngành về văn học nghệ thuật trung ương về đối tượng, tiêu chuẩn được xem xét phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT theo Nghị định số 40/2021/NĐ-CP và Nghị định số 89/2014/NĐ-CP còn những gì chưa phù hợp, cần bổ sung. Trên cơ sở ý kiến của các hội chuyên ngành, Ban Thường trực soạn thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ xem xét, đưa vào nội dung Nghị định và sẽ trình Chính phủ vào tháng 10/2023.

N.Hoa

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, đường link cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.