Hàng loạt cán bộ giữ rừng lĩnh án vì lập hồ sơ khống

14:19 07/06/2020
Cơ quan điều tra xác định hành vi lập khống hồ sơ để nhận tiền đền bù của các cán bộ giữ rừng nói trên đã gây thiệt hại cho BQL RPH Yên Thành 4,7 tỷ đồng, gây thiệt hại cho chủ đầu tư (đơn vị chi trả bồi thường) hơn 260 triệu đồng.


TAND tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Phan Tiến Sỹ (SN 1958, nguyên Trưởng Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Yên Thành, Nghệ An), Nguyễn Thọ Huy (SN 1976), Nguyễn Thọ Vinh (SN 1965), Ngô Sỹ Lợi (SN 1986), Nguyễn Văn Thanh (SN 1961), Hồ Đình Lai (SN 1984), Nguyễn Thị Trâm (SN 1984), Phan Thị Vịnh (SN 1984) cùng trú huyện Yên Thành về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Phan Văn Minh (SN 1979) và Nguyễn Đức Thiện (SN 1973) bị đưa ra xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Để được tăng thêm tiền hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất không phải hoạch toán trong sổ kế toán, Phan Tiến Sỹ đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 4 hồ sơ để nhận bồi thường sai quy định hơn 5 tỷ đồng.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Năm 2016, BQL Rừng phòng hộ (RPH) Yên Thành bị thu hồi hơn 492ha để giao đất cho một đơn vị thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa. Với ý định chiếm đoạt tiền bồi thường nên Phan Tiến Sỹ - Trưởng BQL RPH Yên Thành chỉ đạo Nguyễn Thọ Huy (Phó BQL RPH Yên Thành) lập hồ sơ bồi thường đối với diện tích đất của BQL (27/31 thửa, tương đương 639.745m2) chuyển thành hồ sơ bồi thường cho cá nhân ông Sỹ và 3 người khác là Hồ Đình Lai (Trạm trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng số 4), Nguyễn Thị Trâm (thủ quỹ) và Phan Thị Vịnh (kế toán viên).

4 thửa đất đứng tên 4 cán bộ quản lý rừng này sau đó được bồi thường hơn 5 tỷ đồng. Trong đó, hồ sơ do ông Phan Tiến Sỹ đứng tên được bồi thường hơn 230 triệu đồng. Hồ sơ ông Hồ Đình Lai đứng tên được bồi thường gần 3 tỷ đồng. Hồ sơ đứng tên bà Nguyễn Thị Trâm được bồi thường 1,2 tỷ đồng.

Hồ sơ bà Phan Thị Vịnh đứng tên được bồi thường hơn 580 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đã không được hạch toán vào sổ kế toán, không báo cáo quyết toán nguồn thu của BQL RPH mà để chi hết cho các cá nhân cũng như thanh toán chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Cụ thể, cá nhân Phan Tiến Sỹ bỏ túi hơn 667 triệu đồng, Nguyễn Thọ Huy được nhận 383 triệu đồng, Nguyễn Thọ Vinh (kế toán trưởng) nhận 369 triệu đồng, Nguyễn Văn Thanh được nhận hơn 336 triệu, Ngô Sỹ Lợi (Phó trưởng phòng KHKT) nhận 53 triệu, Hồ Đình Lai nhận hơn 48 triệu, Nguyễn Thị Trâm được hơn 45 triệu và Phan Thị Vịnh nhận hơn 39 triệu.

Cơ quan điều tra xác định hành vi lập khống hồ sơ để nhận tiền đền bù của các cán bộ giữ rừng nói trên đã gây thiệt hại cho BQL RPH Yên Thành 4,7 tỷ đồng, gây thiệt hại cho chủ đầu tư (đơn vị chi trả bồi thường) hơn 260 triệu đồng.

Khi vụ án bị phanh phui, ông Phan Tiến Sỹ đã nộp lại toàn bộ số tiền bồi thường đã nhận và nộp thêm 700 triệu đồng khắc phục hậu quả. Các cán bộ còn lại: Nguyễn Thọ Vinh, Nguyễn Thọ Huy, Hồ Đình Lai, Ngô Sỹ Lợi, Nguyễn Thị Trâm, Phan Thị Vinh cũng đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận và nộp thêm tiền khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Phan Tiến Sỹ còn chỉ đạo Nguyễn Văn Thanh (Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật BQL RPH Yên Thành) làm giấy xác nhận nguồn gốc, thời gian và hiện trạng sử dụng đất thành đất có nguồn gốc được giao khoán cho 4 hộ có tên trong hồ sơ bồi thường “khống” trên.

Đối với hành vi phạm tội của ông Phan Văn Minh, Phó Phòng Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) huyện Yên Thành, và ông Nguyễn Đức Thiện – Trưởng phòng TN-MT huyện Yên Thành, cơ quan điều tra xác định, ông Minh là người thẩm định trực tiếp, kiêm tổ trưởng tổ giúp việc cho Hội đồng bồi thường.

Tuy nhiên ông này đã không kiểm tra, thẩm định các giấy tờ, biên bản liên quan nên lập hồ sơ và phương án bồi thường sai, dẫn đến sai đối tượng thụ hưởng. Tin tưởng ông Minh nên ông Thiện thiếu kiểm tra, thẩm định hồ sơ và phương án bồi thường, do đó không phát hiện được hồ sơ bồi thường mang tên 4 cán bộ BQL RPH Yên Thành nêu trên là sai đối tượng.

Hội đồng xét xử nhận định, trong vụ án này Phan Tiến Sỹ là người khởi xướng, Nguyễn Thọ Huy và Nguyễn Thọ Vinh là người giúp sức tích cực nên phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với hành vi phạm tội của mình. Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, tỏ ra ăn năn hối cãi, xin giảm nhẹ hình phạt.

Cân nhắc toàn diện vụ án, tòa tuyên phạt Phan Tiến Sỹ 5 năm tù, Nguyễn Thọ Huy 30 tháng tù, Nguyễn Thọ Vinh 42 tháng tù, Ngô Sỹ Lợi 30 tháng tù treo, Nguyễn Văn Thanh 24 tháng tù treo, Hồ Đình Lai 21 tháng tù treo, Nguyễn Thị Trâm 21 tháng tù treo, Phan Thị Vịnh 18 tháng tù treo cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Phan Văn Minh 18 tháng tù treo, Nguyễn Đức Thiện 15 tháng tù treo cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Huyền Diệu

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文