Nhức nhối "tín dụng đen"

10:49 20/10/2020
Ngày 4-8-2020, chị N.T.T, chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An đang nói chuyện với khách hàng thì bỗng Cao Thị Nhàn (SN 1992) cùng một nhóm người xông vào đòi nợ. Lời qua tiếng lại, chị T chưa có tiền trả nên bị Nhàn và đồng bọn dùng ghế nhựa đánh liên tiếp vào người...


Muôn kiểu cho vay tự thỏa thuận

Tìm hiểu sâu hơn mới biết, nguyên nhân của sự việc trên là do Nhàn chuyên cho vay lãi nặng, mức lãi suất lên đến 5.000 - 7.000 đồng/ triệu đồng/ngày. Chị T. cũng như nhiều người khác do cần tiền đầu tư kinh doanh nên thường tìm đến Nhàn để vay "nóng". Những lần vay đầu mọi việc diễn ra suôn sẻ, trả tiền đúng hạn kèm cả lãi do công việc kinh doanh thuận lợi.

Sau này lãi mẹ đẻ lãi con mà lãi suất quá cao trong khi cửa hàng kinh doanh ế ẩm nên chị T. không có đủ khả năng trả nợ. Vậy là Nhàn cùng “đàn em” gọi điện thoại, nhắn tin liên tục để đe dọa, uy hiếp tinh thần. Thấy sự việc không chuyển biến, Nhàn trực tiếp đến cửa hàng tạo áp lực, đánh đập nhằm bắt chị T. trả đủ tiền.

Quá trình điều tra, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Vinh xác định, trong vòng 4 tháng (từ tháng 12-2018 đến tháng 3-2020), Cao Thị Nhàn đã cho chị N.T.T vay 450 triệu đồng, với mức lãi suất 7.000đ/triệu đồng/ngày (tương đương 252%/năm), thu lời bất chính khoảng 1 tỷ đồng.

Đối tượng Cao Thị Nhàn dùng ghế hành hung con nợ.

Theo Thiếu tá Nguyễn Quốc Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Vinh, chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm, các đối tượng có tiền án, tiền sự sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, có thể thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của người đi vay, thậm chí gây tổn hại về tinh thần, bắt giữ, giam người trái pháp luật và chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.

Những hành vi này hầu hết chưa xử lý được về hình sự song lại gây sự sợ hãi, hoang mang bất an, lo lắng, mất uy tín, đe doạ sự an toàn cho nạn nhân và gia đình, gây bức xúc cho quần chúng nhân dân. Do đó "tín dụng đen" trở thành vấn đề gây nhức nhối trong đời sống xã hội và là mục tiêu tăng cường đấu tranh triệt phá của lực lượng CAND.

Cuối tháng 5-2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Công an huyện Đô Lương triệt phá một đường dây hoạt động theo kiểu "tín dụng đen" mà đối tượng cầm đầu là Hồ Vĩnh Diên (SN 1986), trú tại thị trấn Đô Lương - một đối tượng hình sự nguy hiểm, đã có tiền án. Ra tù, đối tượng không tu chí làm ăn mà thu nạp đàn em cũng thuộc diện có tiền án lập nhóm "làm ăn".

Thấy việc cho vay nặng lãi lợi nhuận cao mà nhàn hạ, đội ngũ đi đòi nợ đã có, Diên thiết lập đường dây chuyên cho vay. Thủ đoạn của đối tượng rất kín đáo, một mặt cho đàn em loan tin về hoạt động của mình nhưng mặt khác quá trình cho vay lại rất kín đáo. Khách hàng muốn vay tiền phải qua đàn em dắt mối đến gặp Diên, sau đó Diên ghi thông tin trong điện thoại của mình, không cần giấy vay nợ hay thế chấp.

Với lãi suất 3.000 - 5.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 108 - 180%/năm), Diên đã cho hàng chục người vay để thu lời bất chính. Bước đầu lực lượng Công an chứng minh từ năm 2018 đến tháng 5-2020, Diên đã cho 10 người vay  hơn 1 tỷ đồng, thu lời bất chính 400 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều con nợ trả không đúng hạn đã bị đối tượng cho đàn em đe dọa, uy hiếp, đến tận nhà và nơi làm việc khủng bố tinh thần. Khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng, lực lượng Công an đã thu giữ hơn 200 triệu đồng tiền mặt, 2 điện thoại di động, 1 thẻ ATM...

"Đánh" mạnh để răn đe

Theo Đại tá Phạm Hoài Nam, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường hoạt động núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như: các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính...; các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu... với lãi suất cao); các cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp; các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất thường (chơi hụi, họ, phường...) hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp. Một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo, tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay để cho vay với lãi suất rất cao.

Cũng vào dịp cuối tháng 5-2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng Đặng Chu Minh Đức (SN 1981), trú phường Hưng Phúc, TP Vinh và Hồ Bá Cường (SN 1993), trú xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An về hành vi "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự". Đây là hai đối tượng sử dụng phần mềm quản lý cầm đồ để thực hiện hành vi cho vay. Trên ứng dụng hiển thị các mục như vay tín chấp, bốc bát họ, quản lý cửa hàng…

Tại mục hợp đồng vay tín chấp hiển thị các nội dung: Tên khách hàng, số tiền vay, lãi suất vay, ngày vay, số tiền lãi đã đóng, ngày đóng, lãi tiếp theo… Trong đó có nhiều khoản người vay tiền với lãi suất từ 3.000-5.0000 đồng/ triệu/ngày. Người vay tiền sẽ phải đóng lãi phí từ 15 đến 30 ngày.

Trung tá Phạm Thế Anh, Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp Công an TP Vinh cho biết, nhiều đối tượng nắm rõ quy định xử lý đối hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự nên tìm cách "lách luật". Chẳng hạn, tách số lần cho vay ra, lẫn lộn lần cho vay nhiều với lần cho vay ít; lẫn những lần cho vay bằng lãi suất cho phép và những lần quá lãi suất cho phép, gây khó khăn cho cơ quan Công an trong việc đấu tranh, xác minh hành vi phạm tội.

Các đối tượng: Đặng Chu Minh Đức, Hồ Bá Cường, Cao Thị Nhàn, Lê Thị Thu Hiền.

Thêm nữa, nếu trước đây các đối tượng thường làm giấy thỏa thuận với người đi vay thì giờ chỉ cần thỏa thuận miệng. Lợi dụng sự cần tiền của bị hại, các đối tượng tìm cách hạ mức lãi suất khi thỏa thuận, nhưng thực tế người đi vay vẫn phải trả lãi suất cao thì mới vay được tiền.

Đầu năm 2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Công an huyện Diễn Châu bắt giữ đối tượng Phạm Văn Sỹ (SN 1986) trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Sỹ quen biết nhiều đối tượng hình sự cộm cán, bản thân lại giỏi võ nên khiến không ít người dè chừng, khiếp sợ. Nhiều bị hại bị đối tượng đe dọa, gây sức ép nhưng không dám lên tiếng tố cáo.

Quá trình điều tra, lực lượng chức năng làm rõ trong thời gian từ năm 2019 đến trước khi bị bắt, Sỹ đã cho 20 người trên địa bàn huyện Diễn Châu vay với số tiền 2 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 500 triệu đồng. Đáng chú ý, khi khám xét nơi ở của Sỹ, Ban chuyên án đã thu giữ 2 khẩu súng thể thao, 3 dao kiếm các loại.

Gần đây, Công an TP Vinh (Nghệ An) bắt giữ đối tượng Lê Thị Thu Hiền (SN 1983), trú xóm Mỹ Hạ, xã Hưng Lộc, TP Vinh chuyên cho vay với lãi suất "cắt cổ", lên đến 600%/năm để thu lời bất chính số tiền lớn. Do cần tiền làm ăn nên trong thời gian từ ngày 4-1-2020 đến ngày 30-6-2020, chị H.T.N (SN 1981), trú phường Lê Mao, TP Vinh đã tìm đến Hiền để vay tiền. Hiền đồng ý cho vay với điều kiện, vào đúng ngày vay tiền của hai tháng sau, chị N phải trả đủ cả tiền gốc và tiền lãi bằng số tiền gốc đã vay của Hiền, tương đương với mức lãi suất khoảng 16.667 đồng/ triệu/ngày (tức hơn 600%/năm).

Nếu trong hai tháng đó con nợ không kịp trả cả lãi và gốc thì cứ hai tháng tiếp theo số tiền phải trả lại gấp đôi, đẩy số tiền nợ lên gấp nhiều lần. Quá trình điều tra, lực lượng Công an xác định, tính đến ngày 14-7, Hiền đã cho chị N. vay hàng chục lần với số tiền 4 tỷ đồng, thu lời bất chính hơn 3 tỷ đồng...

Theo số liệu từ Cục Cảnh sát hình sự, trước tình hình tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” diễn ra phức tạp, lực lượng Công an các cấp đã ra quân trấn áp quyết liệt. Trung tá Phạm Thành Long, Phó Trưởng Công an TP Vinh cho biết, "tín dụng đen" như "vòi bạch tuộc" len lỏi khắp mọi ngóc ngách, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược, gây nhiều hệ lụy cho người dân và xã hội.

Do đó, việc đấu tranh trấn áp mạnh loại tội phạm này là trách nhiệm, nghĩa vụ của lực lượng Công an để góp phần răn đe và phòng ngừa chung. Chỉ riêng quý III năm 2020, Công an TP Vinh đã đấu tranh phá 8 chuyên án, bắt giữ 10 đối tượng phạm tội liên quan đến "tín dụng đen".

An Quỳnh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文