Những độc chiêu lừa bán nhà đất chiếm tiền tỷ

17:06 21/06/2020
Dù đã được cơ quan chức năng cũng như báo chí nhiều lần cảnh báo, song vẫn còn nhiều người là nạn nhân trong các vụ lừa đảo giao dịch nhà đất. Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, đối tượng lừa đảo luôn nghĩ ra những chiêu thức mới, khiến cho bị hại không kịp trở tay. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cảnh báo người dân cần thận trọng khi vác tiền đi mua nhà, đất.


Nhà "Hàng Đào" giá... 2 tỷ

Mới đây, Công an quận Thanh Xuân đã làm rõ một vụ lừa đảo tại khu "đất vàng" gần Bờ Hồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo giá thị trường, hiện những căn nhà trong ngõ ở khu vực này có giá lên tới vài trăm triệu đồng/m2. Và mặc dù chả có trong tay một tấc đất nào, song Nguyễn Thị Hiệp (SN 1991, trú tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã làm giả rất nhiều giấy tờ tùy thân rồi thực hiện trót lọt vụ bán một căn nhà trên phố Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.

Nữ quái Nguyễn Thị Hiệp.

Cuối tháng 6-2019, chị Phạm Thị G. (thường trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có thông tin vợ chồng Nguyễn Hồng Thái - Nguyễn Ngọc Diệp (Hiệp dùng tên giả để giao dịch) bán nhà nên đã liên hệ hỏi mua. Sau khi đi xem nhà, thấy giá cả hợp lý nên chị G. đồng ý mua. Hai bên đã làm thủ tục đặt cọc. Dù việc sang tên căn nhà chưa hoàn tất, song chị G. đã đưa gần 2 tỷ đồng cho vợ chồng ông Thái. Tuy nhiên, đến ngày 4-7-2019, chị G phát hiện "sổ đỏ" là giả nên đã trình báo cơ quan Công an.

Quá trình điều tra, Công an quận Thanh Xuân đã làm rõ đối tượng Diệp tên thật là Nguyễn Thị Hiệp. Mặc dù đã có chồng và chưa ly dị nhưng người đàn bà này đã nhờ một đối tượng làm giả Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó ghi chồng là Nguyễn Hồng Thái; Hiệp còn sử dụng Giấy chuyển hộ khẩu giả để nhập khẩu về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 9-12-2019, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân đã khởi tố bị can Nguyễn Thị Hiệp về các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Do Hiệp đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên cơ quan Công an ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hiệp. Lợi dụng điều đó, Hiệp đã bỏ trốn khỏi địa phương. Tháng 2-2020, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân đã ra quyết định truy nã toàn quốc đối với bị can Nguyễn Thị Hiệp.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đầu tháng 5-2020, Công an quận Thanh Xuân đã bắt giữ được Hiệp khi đang lẩn trốn tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi bị bắt, Hiệp lại đang... mang bầu. Do đó, vụ án chưa thể kết thúc.

Sổ đỏ thật nhưng chủ giả

Tháng 3-2020, Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên đã khám phá một vụ lừa mua đất thông qua việc làm giả sổ đỏ, đánh tráo lấy sổ thật rồi dàn dựng màn kịch chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 3 tỷ đồng.

Nhóm đối tượng lừa đảo Đinh Đức Hiệp và Nguyễn Mạnh Cường.

Cuối năm 2019, thông qua mạng Internet, anh Lý Văn Việt và vợ là chị Nguyễn Minh Lệ (trú quận Long Biên, Hà Nội) có thông tin về mảnh đất tại địa chỉ khu hồ Cầu Đuống, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) với giá hợp lý. Khi liên hệ với người "chủ đất" tên là Lê Đức Lương (trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) anh Việt bất ngờ trước sự xởi lởi, dễ dãi hiếm có. Chỉ trong vài ngày, hai bên thỏa thuận giao dịch mua bán mảnh đất trên với giá hơn 3 tỷ đồng.

Ít ngày sau, tại Văn phòng công chứng Long Biên (số 120 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên), vợ chồng anh Việt và ông Lương đã ký hợp đồng giao dịch mua bán mảnh đất trên. Ngày 28-12-2019, vợ anh Việt đến ngân hàng rút tiền và giao trực tiếp cho ông Lương như cam kết. Ngày 3-1-2020, chị Lệ đến Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Gia Lâm làm thủ tục sang tên.

Cứ yên trí rằng mua được miếng đất ngon lành, không ngờ hai tuần sau, vợ chồng anh Việt toát mồ hôi khi nhận được thông báo từ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Gia Lâm rằng mảnh đất trên hiện không thể sang tên do có giấy đề nghị tạm ngừng giao dịch của anh Lê Đức Bình, con trai ông Lê Đức Lương lập vào tháng 7-2019.

Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Gia Lâm mời cha con ông Lương, Bình và vợ chồng anh Việt đến làm việc. Tại buổi làm việc, vợ chồng anh Việt thêm một lần chết điếng khi phát hiện "ông Lương" - người từng thực hiện giao dịch chuyển nhượng thửa đất cho vợ chồng anh - lại không phải là ông Lương đang ngồi trước mặt mình. Về phần ông Lương, ông cho biết mình không ký bất kỳ hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên cho ai.

Sau những phút ngỡ ngàng vợ chồng anh Việt quyết tâm đi tìm hiểu, truy tìm kẻ lừa đảo. Rất may hình ảnh đối tượng, số điện thoại... vợ chồng anh Việt vẫn còn, nên đã làm đơn gửi cơ quan Công an...

Nhận đơn trình báo, Đội Điều tra tổng hợp, Công an quận Long Biên khẩn trương thu thập các tài liệu chứng cứ, đồng thời tổ chức rà soát những đầu mối trong quá trình giao dịch của anh Việt. Sau một thời gian ngắn, các trinh sát đã phát hiện, vạch trần được thủ đoạn của hai gã siêu lừa. Chúng là Đinh Đức Hiệp (SN 1953, trú tại TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc) và Nguyễn Mạnh Cường (SN 1986, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội).

Không khó để các đối tượng làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức rồi mang đi lừa đảo.

Cường, Hiệp thường xuyên lên mạng Internet để thu thập thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó chúng chủ động liên lạc, xưng là người môi giới và kết nối với những người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên để làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng; đồng thời đề nghị gặp gỡ xem giấy tờ có liên quan.

Tiếp đó, bộ đôi này yêu cầu người bán gửi các thông tin liên quan như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy CMND (hoặc Căn cước công dân), sổ hộ khẩu... qua mạng xã hội để chúng tiến hành làm giả các giấy tờ này. Sau đó, chúng yêu cầu được xem bản chính của "sổ đỏ". Quá trình gặp chủ sở hữu mảnh đất, lợi dụng sơ hở, các đối tượng sẽ đánh tráo giấy tờ giả để lấy sổ đỏ thật. Cuối cùng, chúng mang về dựng lên toàn bộ hồ sơ, con người cho khớp rồi lên mạng xã hội rao bán mảnh đất đó.

Khi gặp khách, các đối tượng sẽ cho người mua xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật và giấy các giấy tờ có liên quan để trao đổi, thỏa thuận giá cả mua bán. Thỏa thuận xong, các đối tượng dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật và các giấy tờ, con người được dựng lên làm thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng để chiếm đoạt tiền của người mua. Mỗi người đóng thế chủ sử dụng đất sẽ được trả công khoảng 400 triệu đồng...

Trong vụ việc của anh Việt, nhóm này đã "ẵm" hơn 3 tỷ đồng của bị hại. Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt giam đối tượng Nguyễn Mạnh Cường.

Một cán bộ Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Long Biên cho biết, với những thiết bị in ấn hiện đại, trình độ photoshop vào hạng "thượng thừa"... hiện không ít đối tượng có thể dễ dàng chế ra những giấy tờ nhà đất y như thật. Từ đó chúng sẽ tráo đổi, hoặc tiến hành mua bán sang nhượng cho các bị hại. Chỉ khi biết mình mua phải "vịt giời", các bị hại đuổi theo thì đã quá muộn...

Ngậm đắng khi mua nhà... phát mại

Một chiêu thức mới khác mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng là đánh vào lòng tham của các bị hại, khi rao bán mua nhà giá rẻ...

Do có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản, Doãn Tiến Kiên (sinh năm 1992, ở Chương Mỹ, Hà Nội)  được một số người dân "ký gửi" đất đai, căn hộ chung cư để nhờ hắn môi giới cho khách. Cuối năm 2018, chị Hoàng Thị T. (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) nhờ Kiên tìm khách mua căn hộ chung cư ở khu đô thị Mỹ Đình II (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Để thuận tiện giao dịch, chị T. gửi chìa khóa căn hộ cho bảo vệ tòa nhà, khi nào Kiên có khách đến xem sẽ chủ động liên hệ để lấy chìa khóa.

Sau đó ít lâu, Kiên gặp bà Phạm Thị Đ. (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) là người có nhu cầu mua nhà. Kiên tự giới thiệu với bà Đ. rằng bản thân đang công tác ở ngân hàng và đang có một căn hộ chung cư cao cấp giá rất "hời". Gã khua môi rằng căn chung cư (của chị T. gửi hắn) là tài sản thế chấp, do chủ nợ đang bị nợ xấu nên ngân hàng phát mại với giá 2 tỷ đồng, rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.

Để bà Đ. tin tưởng, Kiên hướng dẫn bà mang tiền đến ngân hàng nộp làm thủ tục mua bán. Tại đây, Kiên nhờ cán bộ ngân hàng làm thủ tục chứng minh tài chính cho bà Đ. bằng cách mở một cuốn sổ tiết kiệm. Sau đó bà Đ. được cán bộ ngân hàng cấp một bản sao kê sổ tiết kiệm. Do thiếu hiểu biết nên khi nhận bản sao kê này, bà Đ. nghĩ rằng thủ tục mua bán căn hộ với ngân hàng như vậy là hợp lệ nên yên tâm ra về, đợi nhận "sổ đỏ".

Về phần Doãn Tiến Kiên, gã rút ngay số tiền hơn 2 tỷ đồng để trả nợ và chi tiêu cá nhân hết. Sau đó Kiên còn "giả nhân giả nghĩa" khi hứa hẹn sẽ tìm giúp người thuê căn chung cư và chuyển cho bà Đ. gần 130 triệu đồng "hỗ trợ sửa căn hộ". Khi bà Đ. yêu cầu hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng, sang tên căn hộ chung cư, Kiên nhờ đối tượng làm "sổ đỏ" giả đưa cho bị hại.

Cuối năm 2019, bà Đ. mới biết bị lừa khi mang "sổ đỏ" đến Phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội để tra cứu. Tháng 3-2020, Doãn Tiến Kiên đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố về các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" đồng thời điều tra mở rộng vụ án.

Minh Khang

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文