Triệt phá đường dây lừa đảo và làm giả bằng cấp liên tỉnh

20:40 05/11/2020
Một đường dây làm giấy tờ giả và lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi, quy mô rất lớn vừa được Công an TP Thanh Hoá triệt phá. Các đối tượng trong đường dây đã lợi dụng vị trí công tác của mình tổ chức thành đường dây lừa đảo hoàn hảo khiến hàng trăm người sập bẫy. Đặc biệt, chúng làm giả rất nhiều loại văn bằng có giá trị như thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ... để được tuyển dụng vào các cơ quan.


1.Một trong những mắt xích quan trọng của đường dây tội phạm trên là 3 cán bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hoá: Lê Thị Liên, SN 1976; Đỗ Thị Giang, SN 1972 và Hoàng Thị Hường, SN 1976. Là những người được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các học sinh, chúng đã lấy danh nghĩa các trường đại học uy tín trong nước được đào tạo cấp các loại văn bằng, chứng chỉ để lừa người dân có nhu cầu.

Theo đó, chúng tuyên truyền Trung tâm Giáo dục Thường xuyên liên kết với các trường đại học trong diện được phép đào tạo, cấp chứng chỉ tiếng Anh các bậc B2, B3 để đào tạo tại Thanh Hoá, sau đó xây dựng hệ thống cộng tác viên tại các huyện trên địa bàn tỉnh mở các lớp chứng chỉ tiếng Anh để tuyển sinh và tổ chức các lớp thi chứng chỉ cho học viên có nhu cầu.

Cán bộ Công an kiểm tra thiết bị và quá trình sản xuất chứng chỉ giả.

Vì thấy các đối tượng trên là cán bộ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh nên nhiều người đã tin tưởng trung tâm này được phép liên kết đào tạo nên đã nộp tiền vào để học, thi lấy chứng chỉ tiếng Anh, tin học. Với thủ đoạn này, từ tháng 3 đến tháng 6-2020, các đối tượng đã tổ chức 4 lớp cho gần 600 học viên. Trong đó, mỗi hồ sơ học viên các đối tượng thu từ 3,5 đến 7 triệu đồng.

Nhằm che giấu hành vi phạm tội, các đối tượng đã thuê địa điểm, thuê giáo viên dạy để tổ chức ôn và thi. Sau đó, chúng móc nối với các đối tượng ở Hà Nội để làm và cấp chứng chỉ tiếng Anh giả cho các học viên. Cũng chính vì chúng thực hiện bài bản, tinh vi như vậy nên gần 600 nạn nhân trên không ai biết mình bị lừa.

2.Sau khi có đủ tài liệu, chứng cứ, ngày 29-10, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Công an tỉnh, Công an TP.Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng chia thành nhiều tổ công tác đồng loạt khám xét tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh bắt giữ 15 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức gồm: Lê Thị Liên; Đỗ Thị Giang và Hoàng Thị Hường đều là cán bộ trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa; Đặng Văn Sáng, SN 1994, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội; Lưu Công Hòa, SN 1993, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; Đăng Duy Minh, Trần Xuân Triệu, SN 1994; Đặng Văn Giang, SN 1999; Đỗ Văn Phúc, SN 1998; Đặng Tiến Hoàng, SN 1997; Phạm Minh Tuấn, SN 1993; Đỗ Ngọc Thanh, SN 1996; Nguyễn Văn Huyên, SN 1994; Nguyễn Tuấn Anh, SN 1998; Lý Kim Sơn, SN 1996 đều ở quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Trong nhóm đối tượng này, Đặng Duy Minh phân công nhiệm vụ cho Nguyễn Ngọc Huyên và các thành viên trong nhóm lập các trang Facebook, Zalo ảo để chạy quảng cáo, nhận các đơn hàng và trực tiếp in ấn văn bằng, chứng chỉ giả.

Quá trình bắt giữ, khám xét, lực lượng chức năng thu giữ toàn bộ thiết bị máy móc, công cụ phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội gồm: 7 bộ máy vi tính, 1 ipad, 2 máy in thẻ nhựa, 1 máy ép plastic, 25 thẻ ngân hàng cùng hàng nghìn tài liệu văn bằng, chứng chỉ, học bạ, giấy phép lái xe và các loại phôi, mực in, con dấu giả...

Được biết, đa số các đối tượng trên đều được học hành tử tế, nhiều đối tượng giỏi về kỹ thuật, vi tính. Ổ nhóm do Đặng Duy Minh cầm đầu, "chiêu mộ" các đối tượng khác tham gia vào đường dây và phân công nhiệm vụ chặt chẽ, khép kín. Đối tượng nào giỏi về công nghệ, kỹ thuật thì được giao nhiệm vụ lập và duy trì các trang facebook, zalo, chạy quảng cáo, trả lời, thuyết phục khách hàng. Những đối tượng khác thì tham gia nhiệm vụ tìm kiếm, sưu tầm các mẫu văn bằng, chứng chỉ để thực hiện các công đoạn làm giả. Theo đó, chúng sưu tầm hàng chục loại mẫu con dấu, chữ ký khác nhau để đóng vào các văn bằng, chứng chỉ. Nhiều loại văn bằng, chứng chỉ giả chúng làm rất giống thật nên nhìn bằng mắt thường nhiều người không thể nhận ra.

Các đối tượng trong vụ án.

Theo lời khai của 3 cán bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hoá thì những người này nhận thấy có rất nhiều người cần chứng chỉ, bằng cấp để hợp lý hoá hồ sơ đã lên mạng tìm hiểu, phát hiện đường dây làm giả giấy tờ trên nên đã liên hệ với Đặng Văn Sáng để hỏi thông tin, được Sáng tư vấn cặn kẽ và gửi mẫu để thử trước. Khi thấy việc làm giả rất giống thật, Liên, Giang và Hường đã bàn nhau chiêu sinh, mở các lớp học để lừa người có nhu cầu.

Về phía Sáng, sau khi nhận "đặt hàng" của Giang, Liên và Hường, hắn liên hệ với Đặng Duy Minh để "báo số lượng", giá cả để Minh chỉ đạo các công đoạn làm giả. Sau khi in xong các văn bằng, chứng chỉ giả trên, Minh chuyển ra Hà Nội để sáng trả cho Giang, Liên và Hường. Mỗi chứng chỉ giả có giá từ 1 đến 2 triệu đồng tuỳ chất lượng và loại văn bằng.

Còn Giang, Liên  và Hường thì lập các "nhánh" tại nhiều huyện của tỉnh Thanh Hoá để "chiêu sinh", thu của người học từ 5 đến 7,5 triệu đồng (tuỳ loại chứng chỉ B2 hay B3), sau đó thuê/mượn địa điểm để mở lớp, thuê giáo viên dạy tiếng Anh, hướng dẫn "mẹo" làm bài rồi tổ chức sát hạch như thật. Với gần 600 học viên, các đối tượng đã thu lời bất chính hàng tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Công an TP Thanh Hoá thì đường dây này đã bán ra hàng nghìn giấy tờ giả các loại cho nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chúng hoạt động chủ yếu trên mạng với nhiều thủ đoạn tinh vi nên việc triệt phá, đấu tranh rất khó khăn. Trong 1 thời gian dài, các trinh sát vừa thu thập tài liệu chứng cứ qua mạng, vừa phải tổ chức xác minh, làm rõ con người thật của các đối tượng để nắm được chính xác đối tượng đó là ai, nhân thân thế nào, hiện đang cư trú ở đâu mới có thể đấu tranh, bắt giữ. Khi có đầy đủ chứng cứ, tài liệu, đơn vị đã báo cáo Giám đốc Công an tỉnh tổ chức phá án, đồng loạt bắt giữ tại nhiều địa điểm tránh việc các đối tượng phát hiện ra, tiêu huỷ tài liệu, chứng cứ.

Hiện, Cơ quan điều tra Công an TP Thanh Hoá đang tạm giữ hình sự cả 15 đối tượng để điều tra, xử lý theo pháp luật. Điều đáng tiếc là, nhiều đối tượng trong đường dây là những cán bộ nhà nước và các sinh viên được học hành tử tế, có hiểu biết, có kiến thức nhưng không tự tu dưỡng bản thân mà kiếm tiền phạm pháp dẫn đến bị bắt, đánh mất tương lai.

Thu Anh

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.