Tỷ phú Farkad Akhmedov mất 500 triệu USD vì ly dị

17:48 30/04/2018
Tỷ phú Farkad Akhmedov phải giao chiếc du thuyền Luna trị giá 500 triệu USD cho bà Tatiana Akhmedova, người vợ đã ly hôn của ông.


Đây là phán quyết hôm 19-4 của Thẩm phán Charles Haddon-Cave tại tòa thượng thẩm London. Được biết, Luna hiện ở Dubai và là du thuyền thám hiểm lớn thứ hai trên thế giới - dài 115m, cao 9 tầng, có 2 bãi đỗ trực thăng, 10 phòng VIP, được trang bị hệ thống chống tên lửa, cùng 1 tàu lặn mini và một bể bơi rộng 20m. 

Trong phán quyết đưa ra hôm 19-4, Thẩm phán Charles Haddon-Cave cho biết, ông Farkad Akhmedov, 62 tuổi, đã dùng nhiều thủ đoạn để trốn tránh và lừa lọc để tòa án Anh không thể tiếp cận chiếc du thuyền Luna và không muốn giao nó cho bà Tatiana Akhmedova, 41 tuổi. 

Bởi sau khi mua Luna vào đầu năm 2014 từ tỷ phú Roman Abramovich, ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea, ông Farkad Akhmedov đã bán nó vào cuối năm 2014 cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Panama.

 Nhưng theo tài liệu tại tòa, đây là công ty ma do ông Farkad Akhmedov lập rađể giữ những tài sản có giá trị khỏi tầm kiểm soát của bà Tatiana Akhmedova.

Tỷ phú Farkad Akhmedov trên chiếc du thuyền Luna.

Gần 3 tháng trước (31-1), luật sư Hodge Malek, người đại diện pháp lý của bà Tatiana Akhmedova khẳng định trước tòa rằng, tỷ phú dầu mỏ người Nga Farkad Akhmedov vẫn chưa trả bất cứ đồng nào trong số tiền bồi thường li dị trị giá hơn 453 triệu bảng Anh mà tòa đưa ra trước đó. 

Vẫn theo luật sư Hodge Malek, ông Farkhad Akhmedov đã chuyển hầu hết tài sản của mình ra khỏi Anh để khỏi phải chia cho bà Tatiana Akhmedova sau khi ly hôn. 

Giới truyền thông dẫn lời luật sư Hodge Malek cho biết, mặc dù tòa yêu cầu chia hơn 41% tài sản cho vợ sau khi ly dị, nhưng ông Farkhad Akhmedov vẫn chưa đưa 1 xu nào cho bà Tatiana Akhmedova. 

Theo tờ Financial Times, sau khi quen nhau vào năm 1989 hồi còn ở Nga, ông Farkhad Akhmedov và bà Tatiana Akhmedova quyết định kết hôn vào năm 1993 rồi chuyển tới London sinh sống. 

Và sau hơn 20 năm chung chống, họ quyết định ly hôn vào cuối năm 2014, cho dù có với nhau 2 cậu con trai. Mãi tới năm 2016, tòa mới phán quyết, theo đó bà Tatiana Akhmedova được chia hơn 41% trong số tài sản trị giá khoảng 1,3 tỷ USD của ông Farkhad Akhmedov.

Hãng Bloomberg và tờ The Sun dẫn tuyên bố của ông Farkhad Akhmedov sau phán quyết của Thẩm phán Charles Haddon-Cave: Đây là quyết định xuất phát từ xung đột chính trị giữa Moskva và London bởi trước đó Ngoại trưởng Anh từng tuyên bố, nước này muốn tịch thu tài sản của những người giàu có ở Nga. Bởi ông đã chu cấp cho bà Tatiana Akhmedov sau khi vụ ly hôn được giải quyết ở Nga. 

Trước đó Tòa án Tối cao Anh từng yêu cầu ông Farkhad Akhmedov phải bồi thường hơn 453 triệu bảng Anh cho bà Tatiana Akhmedova, dư luận và giới truyền thông coi đây là vụ ly dị tốn kém nhất xứ sở sương mù. 

Tại thời điểm đó, tòa không cho phép công bố danh tính của 2 người theo yêu cầu của người vợ vì lí do an toàn. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Anh vẫn cho công bố danh tính bà Tatiana Akhmedova cũng như các thỏa thuận bồi thường ly dị tại phiên tòa diễn ra ở London hôm 31-1. 

Khi đó, luật sư của ông Farkhad Akhmedov tuyên bố, phán quyết của tòa thiên vị bà Tatiana Akhmedova. Nhưng bà Tatiana Akhmedova lại coi phán quyết của tòa là hợp lý vì là người đóng góp công bằng đối với phúc lợi trong cuộc hôn nhân với ông Farkhad Akhmedov. 

Theo giới truyền thông, ông Farkhad Akhmedov khởi nghiệp bằng việc bán trang thiết bị cho Công ty Northgas, nhà sản xuất khí đốt ở Siberia. Sau đó, ông Farkhad Akhmedov tập trung vào việc sản xuất khí đốt thiên nhiên và mua cổ phần ở Northgas. 

Sau tranh cãi với khách hàng Gazprom của Northgas, ông Farkhad Akhmedov đã chuyển nhượng 51% cổ phần của Northgas cho Gazprom. 

Tới năm 2011, ông Farkhad Akhmedov bán nốt số cổ phần còn lại ở Northgas cho nhà sản xuất khí đốt Nga Novatek với giá 1,38 tỷ USD. 

Ông Farkhad Akhmedov đang sở hữu khoảng 150 tác phẩm hội họa và đã mua bức tranh Abstract Expressionist của Mark Rothko với giá 46,5 triệu USD năm 2015.

Mặc dù bị tòa quyết định trao chiếc du thuyền Luna trị giá 500 triệu USD cho vợ cũ, nhưng vụ ly hôn của ông Farkhad Akhmedov vẫn không đắt bằng vụ ly dị của tỷ phú Dmitry Rybolovlev. 

Bởi nếu phải thực hiện theo phán quyết của tòa án Geneva, Thụy Sĩ, ông Dmitry Rybolovlev sẽ mất tới 4,5 tỉ USD cho người vợ cũ Elena Rybolovleva. 

Theo tạp chí Forbes, khối tài sản của ông Dmitry Rybolovlev trị giá khoảng 8,8 tỉ USD và luật sư gọi đây là “vụ ly hôn đắt giá nhất trong lịch sử nhân loại”. 

Bởi sau khi bà Elena Rybolovleva đệ đơn ly dị (tháng 12-2008), thẩm phán không những cho phép bà Elena Rybolovleva nuôi con gái Anna, mà còn yêu cầu ông Farkhad Akhmedov phải chi 4,5 tỉ USD cho người vợ cũ.

Trịnh Huyền My

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文