Nỗi đau của người đàn ông vô tình tiếp tay cho kẻ giết người

15:22 23/06/2019
Mặc dù rất thương con nhưng khi vợ chìa lá đơn xin ly hôn, Vũ Xuân Cường, SN 1988, trú tại Thúc Kháng, huyện Bình Giang (Hải Dương) vẫn đồng ý ký luôn. Nỗi đau như lặn vào trong, Cường bảo giữ làm gì khi lòng người ta đã hướng đi nơi khác. Kể từ ngày trả tự do cho vợ, Cường sống thu mình. Niềm an ủi duy nhất của anh ta là vài tháng một lần được gặp con gái.


Vào tù, vợ thăm 3 lần rồi đưa đơn li dị

Thường thì bị vợ bỏ, bao giờ các ông chồng cũng cay cú và đương nhiên bao nhiêu cái xấu xa, đểu cáng đều gán hết cho người vợ cũ. Thế nhưng với Vũ Xuân Cường thì ngược lại; Cường không một lời trách cứ dù biết việc vợ nại ra lý do sau khi đi xuất khẩu lao động, cần một hợp đồng kết hôn giả để ở lại mà đề nghị Cường ký đơn ly hôn. 

Cường bảo đó chỉ là cái cớ mà vợ đưa ra, nhưng "giữ người ở lại chứ giữ sao nổi người quyết ra đi". Thế nên khi biết tin vợ lấy chồng, Cường không hề buồn chán bởi "điều đó em đã đoán được từ lúc cô ấy chìa đơn cho em".

Phạm nhân Vũ Xuân Cường.

Cường kể, sau khi anh ta vào trại cải tạo, vợ lên thăm 3 lần, lần nào cũng mang con nhỏ lên cho bố con Cường gặp nhau. Tuy nhiên, sau lần mang đơn ly hôn lên cho chồng ký, vợ Cường không đến thăm nữa.

"Nếu là vợ chồng, ở với nhau một ngày cũng nên nghĩa. Chúng em có 2 tháng sống với nhau nhưng chắc tình cảm chưa được nhiều nên cô ấy mới quyết định tái giá. Lần cuối cô ấy xuống thăm, bảo em ký đơn ly hôn, em chỉ bảo mang con về cho ông bà nội nuôi sẽ tiện hơn. Cô ấy không đồng ý, kêu chỉ là cưới giả để đi lao động thôi, nhưng em biết đấy là lời nói dối. Giờ lấy chồng rồi, cô ấy cũng có giữ con để nuôi nữa đâu. Cuộc sống mới, gia đình mới, con riêng, con chung đâu dễ sống", Cường bộc bạch.

Cường là con trai út trong gia đình có ba chị em, trên là hai chị gái đã lấy chồng. Gia đình vốn có nghề kim hoàn cha truyền con nối nhưng đến đời bố Cường, do làm ăn thua lỗ nên mới phải chuyển về nông thôn tăng gia sản xuất. Mong ước khôi phục lại nghề của gia đình nên tốt nghiệp cấp 2, Cường xin bố mẹ đi học nghề kim hoàn.

17 tuổi, Cường trở thành anh thợ có tay nghề khá, được nhiều tiệm vàng gọi tới làm việc. Hàng ngày, Cường đạp xe đi làm cho một cửa hàng vàng ở thị trấn Kẻ Sặt. Tiền lương 4 triệu đồng mỗi tháng so với nhiều người chẳng đáng kể gì nhưng với một gia đình chỉ trông vào ruộng vườn như nhà Cường thì khoản tiền trên cũng làm được nhiều việc. Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua.

Cường chấp nhận cuộc sống của một người làm công ăn lương, vui và mãn nguyện khi chế tác được một mẫu mã mới. Thế nhưng, phàm là kiếp con người, mấy ai có cuộc đời bằng phẳng mà thường có những khúc quanh. Khúc quanh của Cường chính là bản án 13 năm tù về tội giết người.

"Nghĩ lại em thấy mình dại dột quá. Bạn nhờ gọi đúng một cuộc điện thoại, ai ngờ đến lúc hầu tòa, bị khép tội giết người em mới ngớ ra. Chỉ đúng một cuộc điện thoại mà em phải trả giá bằng 13 năm tù, thật đắt quá", Cường kể. 

Theo lời Cường thì anh ta được Ngọc Anh, một người bạn quen theo kiểu bắc cầu nhờ: "ra quán phở bà Thạch, thấy ông Trạm ở đó thì điện cho anh". Vì không chơi thân nên Cường chẳng hiểu ông bạn xã hội ấy nhờ thế nhằm mục đích gì, nhưng vì cả nể nên vẫn giúp.

Cường không ngờ cuộc điện thoại của mình đã khiến ông Trạm bị bắn, may giữ được mạng sống nhưng chịu thương tật suốt đời. Bị quy kết là đồng phạm của kẻ giết người, Cường phải trả giá bằng bản án 13 năm tù, thi hành án ở Trại giam Nam Hà.

Cuộc điện thoại oan nghiệt

Theo bản án của Tòa án nhân dân Tối cao, Đào Ngọc Anh là phạm nhân đang có quyết định truy nã về tội trốn khỏi nơi giam giữ khi đang chấp hành hình phạt 9 năm 6 tháng tù về tội cướp tài sản và đánh bạc tại Trại giam Hoàng Tiến.

Cho rằng ông Bùi Đình Trạm, sinh năm 1960, trú tại Quán Gỏi, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) có liên quan đến việc cán bộ Trại giam Hoàng Tiến phối hợp với Công an an Bình Giang truy bắt mình nên Ngọc Anh quyết định trả thù ông Trạm.

Các phạm nhân Trại giam Nam Hà lao động ở xưởng làm vàng mã.

Tối 8-10-2009, Ngọc Anh gọi điện thoại cho Đoàn Ngọc Chung và Vũ Văn Duy, sinh năm 1991, ở Bình Giang, Hải Dương, bảo hai người đón xe khách về Hà Nội chơi với anh ta. Tại đây, Ngọc Anh hỏi Duy có xe máy không cho anh ta mượn thì Duy nói xe máy đang đặt ở hiệu cầm đồ, chưa chuộc về.

Nghe Duy nói thế, Ngọc Anh bảo Duy nhờ xem ai có thể chuộc được xe ra thì gọi điện. Duy liền gọi điện thoại cho Cường, nhờ đi chuộc xe. Vì Duy là cháu họ nên Vũ Xuân Cường đồng ý giúp. Theo đó, anh ta được Đoàn Văn Đức, em ruột của Đoàn Văn Chung đưa cho 15,6 triệu đồng, bảo đến tiệm cầm đồ của anh Hoàng Huy Dũng ở khu 3, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang (Hải Dương) chuộc xe cho Duy.

Cường làm theo, đem chiếc xe máy nhãn hiệu Sirius của Duy về nhà. Khoảng 17h ngày 9-10-2009, Ngọc Anh điện thoại cho Cường, bảo đem xe máy về Hà Nội cho anh ta. Khi gặp nhau, Cường được Ngọc Anh nhờ: "Ngày mai về Hưng Yên, đến quán phở bà Thạch xem ông Trạm có ăn sáng ở đó không, nếu có thì điện thoại báo cho anh". Cường đồng ý.

Tối đó, Cường ở lại Hà Nội chơi với Ngọc Anh, Duy và Chung. Khoảng 5h sáng hôm sau, Cường, Ngọc Anh được Duy đèo về đến xã Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên) thì dừng lại. Ngọc Anh nói với Cường: "Chú mượn xe rồi sang Sặt hộ anh". Cường hiểu ý là về mượn xe sang thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang (Hải Dương), thấy ông Trạm ăn sáng ở quán bà Thạch thì gọi điện báo cho Ngọc Anh.

Cường xuống xe, vào quán internet của một người quen, hỏi mượn xe máy rồi phóng về quán phở của bà Lê Thị Thạch ở thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang (Hải Dương). Sau khi Cường đi, Duy chở Ngọc Anh theo đường tỉnh lộ 38 về xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang thì dừng lại, chờ điện thoại của Cường. Trong lúc chờ đợi, Ngọc Anh lôi từ cốp xe ra một khẩu súng tự chế mà tối hôm trước anh ta lấy, giấu vào đó.

Vì biết mặt ông Bùi Đình Trạm, sinh năm 1960, trú tại Quán Gỏi, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên), một người có kinh tế khá giả, kinh doanh khách sạn nên từ bên này đường, Cường đã nhìn thấy ông Trạm, lúc này đang ngồi ăn sáng ở quán bà Thạch. Cường rút điện thoại, thông báo cho Ngọc Anh biết.

Thấy thế, Ngọc Anh liền bảo Cường cứ đợi ở đó xem ông Trạm đi đâu nữa thì bám theo rồi thông báo cho anh ta biết. Cường đồng ý ở lại "canh chừng" ông Trạm còn Ngọc Anh và Duy lúc này đã phóng xe máy về gần tới quán phở bà Thạch.

Duy dừng xe để Ngọc Anh đi vào. Anh ta đi bộ vào quán, khi cách ông Trạm khoảng 2m thì rút súng tự chế ra bắn. Theo phản xạ, ông Trạm nhổm lên, chưa kịp né tránh đã bị Ngọc Anh bắn thẳng vào người. Được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời, ông Trạm may mắn giữ được mạng sống nhưng tổn hại 73% sức khỏe với gần 100 mảnh đạn găm trên người, hiện vẫn còn nhiều mảnh chưa gắp ra được.

Sau khi bắn ông Trạm, Ngọc Anh chạy ra ngoài, leo lên xe máy Duy đã chờ sẵn, tẩu thoát. Ngọc Anh và Duy bỏ trốn ra Quảng Ninh đến ngày 12-3-2010 thì Duy bị bắt. Từ lời khai của Duy, 3 tháng sau, Cường bị bắt, còn Ngọc Anh đến nay vẫn chưa bắt được.

Niềm an ủi là con gái lên thăm

Khi bị bắt, Cường mới cưới vợ được gần 3 tháng nhưng đã khấp khởi mừng vì vợ có bầu. Thế nhưng niềm vui ấy đã không được trọn vẹn. Cường không có được giây phút hồi hộp chờ đợi đứa con chào đời để bế trên tay bởi ngày vợ lâm bồn, Cường đang trong trại giam.

Hỏi Cường có biết việc mình làm như thế là phạm tội không, anh ta lắc đầu cười nhẹ. Cường kể, mãi tới khi bị triệu tập lên lấy lời khai, Cường mới biết mối tư thù của Ngọc Anh với ông Trạm. Thì ra trong thời gian lẩn trốn sau khi bỏ trốn khỏi Trại giam Hoàng Tiến, có vài lần Ngọc Anh tới khách sạn của ông Trạm thuê phòng nghỉ. 

Một đêm Ngọc Anh đang nghỉ tại khách sạn của ông Trạm thì bị trinh sát Trại giam Hoàng Tiến phối hợp với Công an huyện Bình Giang vây bắt. May mắn thoát ra ngoài, Ngọc Anh nghi ông Trạm là người báo tin cho Công an nên rắp tâm trả thù. Cường không biết điều đó nên trở thành kẻ giúp sức đắc lực cho hành động giết người của Ngọc Anh.

Hỏi Cường có biết Ngọc Anh có lệnh truy nã về tội trốn trại không, anh ta gật đầu với lý do: "Em chỉ biết thế thôi chứ không biết anh ta ở đâu mà trình báo, vả lại cũng sợ bị trả thù nên không dám. Nếu nói không ân hận thì không đúng nhưng nói ra thì việc cũng đã rồi, giờ em chỉ còn quyết tâm cải tạo thôi. Đích đến của em là bố mẹ, là con gái. Em thương con bé, muốn bù đắp cho nó", Cường tâm sự.

Nhắc đến vợ cũ, Cường không giận, không trách, chỉ thương con gái đã thiếu thốn tình cảm của bố giờ lại thiệt thòi vì mẹ đi lấy chồng. Niềm an ủi duy nhất của anh ta là vẫn được bố mẹ quan tâm, vài tháng một lần, đưa cháu nội lên cho bố con Cường gặp nhau. Cường bảo mỗi lần gặp con, vui lắm, nhất là khi nghe con kể chuyện nhà, chuyện lớp học. Cường bảo đã qua 4 vòng giảm án nên thời gian cải tạo chỉ còn khoảng hơn năm nữa là mãn hạn.

Hỏi Cường có dự định gì chưa, có lấy vợ nữa không, anh ta cười: "Giờ nghĩ đến sớm quá".

Vĩnh Hà

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文