An ninh Tây Nam Bộ và chuyện kể dưới tán rừng U Minh Thượng

10:03 27/08/2015
Hôm gặp lại tôi giữa không gian tràn ngập mùi thơm rất đặc trưng của bông tràm, Đại tá Phạm Hoàng Kiệt – Trưởng Công an huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết U Minh Thượng trở thành tên huyện mới cách nay 8 năm, chớ trước đó U Minh Thượng là tên gọi chung cả vùng Miệt Thứ, gồm các huyện An Minh, An Biên và Vĩnh Thuận.

Xưa kia, U Minh Thượng từng là căn cứ của nghĩa quân Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, U Minh Thượng là căn cứ của Quân khu IX, Xứ ủy, TW Cục Miền Nam, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ. U Minh Thượng có kênh xáng Chắc Băng là địa điểm tập kết 200 ngày thi hành Hiệp định Geneva.

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí Võ Văn Kiệt và một số đồng chí lão thành Cách mạng xây dựng lại cơ sở, phong trào. Và từ đó, U Minh Thượng là căn cứ Cách mạng của Liên Tỉnh ủy miền Tây (sau đổi tên là Khu Tây Nam bộ, Khu IX), Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá...

Giữa U Minh Thượng, chúng tôi được nghe kể sau Hiệp định Geneva 1954, Công an Nam bộ tuy giải thể, nhưng do yêu cầu bảo vệ các tổ chức Đảng, đặc biệt là bảo vệ cơ quan Xứ ủy đóng chân tại miền Tây Nam Bộ, các Ban địch tình của Khu ủy và của các Tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ được thành lập. Đây là tổ chức tiền thân của lực lượng An ninh Khu IX và là một trong những lực lượng nòng cốt của phong trào Cách mạng miền Tây Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tháng 3/1962, Liên tỉnh miền Tây được đổi tên gọi là Khu Tây Nam Bộ. Trước đó, vào cuối năm 1961, Ban An ninh Khu được thành lập tại kênh 9, xã Trí Phải, huyện Thới Bình (Cà Mau) nay là xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang).

Anh hùng LLVTND Ngô Quang Hớn – nguyên Phó Ban An ninh Khu IX nhớ lại, lúc mới thành lập, chỉ có 12 đồng chí nhưng cán bộ, chiến sĩ của Ban An ninh Khu IX luôn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Khu ủy và luôn nêu cao phẩm chất cách mạng, ý chí kiên cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, vừa chiến đấu vừa trưởng thành trong máu lửa của chiến tranh khốc liệt. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bộ Công an, trực tiếp là Ban An ninh TW Cục miền Nam; được nhân dân hết lòng đùm bọc, chở che, lực lượng An ninh khu IX đã hợp đồng chặt chẽ cùng các lực lượng Cách mạng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối Cách mạng vào điều kiện chiến trường Tây Nam Bộ đấu tranh giành nhiều thắng lợi vẻ vang.

Lãnh đạo Bộ Công an cùng đại biểu dự lễ khánh thành Khu di tích Lực lượng An ninh Khu IX.

Chiến công điển hình của lực lượng An ninh Khu IX là đã góp phần quan trọng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ; đẩy lùi 3 chiến dịch càn quét liên tục từ cuối năm 1969 đến đầu 1972, hòng “Nhổ cỏ U Minh” của địch. Cùng với quân và dân miền Tây Nam Bộ đã đồng loạt tấn công, nổi dậy, góp phần quan trọng vào chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1971, địch mở 3 cuộc hành quân quy mô cấp quân đoàn, thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm U Minh Thượng, vừa đánh đường hành lang 1C chuyển quân, vũ khí từ Trung ương chi viện miền Tây Nam Bộ. Trong thời gian ác liệt này, cơ quan của Khu ủy và Tỉnh ủy Rạch Giá liên tục di dời, có lúc từ Vĩnh Bình Bắc về Vĩnh Hòa, ven rừng U Minh Thượng. Cùng với nhiều bộ phận trọng yếu khác, lực lượng An ninh phải chiến đấu trong tình cảnh phải chống chọi với muỗi; lúc quá khó khăn, có những ngày không có gạo ăn, phải ăn rau rừng trừ cơm.

Ngày 12/3/1971, tại căn cứ Xẻo Quao, xã An Hòa, huyện An Biên, có cuộc hội nghị quan trọng có mặt của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Khu IX, Khu Sài Gòn – Gia Định. Địch “đánh hơi” được, lập tức cho máy bay các loại dọn bãi, dùng pháo binh đánh phá vào khu vực hội nghị và cho một đại đội trinh sát của trung đoàn 33, sư đoàn 21 nhảy dù.

Với tinh thần quả cảm, quyết tâm bảo vệ cán bộ lãnh đạo, các chiến sĩ Đội An ninh vũ trang bảo vệ Tỉnh ủy Rạch Giá đã chia ra thành nhiều tổ, vượt qua làn mưa bom, đạn pháo, đẩy lùi 4 đợt tấn công của địch. Trận này, người đội trưởng mưu trí Phạm Văn Hớn (Mười Thành) cùng 3 chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh (sau này được truy tặng danh hiệu AHLLVTND). Bọn địch phải trả giá bằng 35 tên chết, bị thương (có 2 tên cấp úy) và bị rớt một trực thăng.

Đến U Minh Thượng, chúng tôi được nghe nhắc đến tên tuổi của nhiều cán bộ, chiến sĩ an ninh, từng là niềm tự hào của các thế hệ Công an.

Người được nhắc nhiều là đồng chí Lâm Văn Thê, từng 2 lần giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và có thời gian là Thứ trưởng Bộ Công an. Từ những ngày đầu gian khó, với tư cách là Thường vụ Khu ủy, Trưởng Ban An ninh Khu IX, ông đã trực tiếp tổ chức và chỉ đạo Ban An ninh các tỉnh Tây Nam bộ xây dựng mạng lưới An ninh nhân dân, mạng lưới điệp báo chống tình báo địch, bảo vệ vững chắc căn cứ Cách mạng, bảo vệ phong trào quần chúng đấu tranh với địch.  

Tôi nhớ hôm lễ khánh thành Di tích lịch sử An ninh Khu IX vào trung tuần tháng 4/2015, sau khi ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng An ninh Khu IX, thay mặt Đảng ủy Công an TW và Thường trực Bộ Công an, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an xúc động nhấn mạnh: “Trong cuộc đấu tranh này, đã có hàng ngàn đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh trong những trận chiến không cân sức. Sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ; phẩm chất trung dũng, kiên cường, tinh thần và nghị lực phi thường của lực lượng Công an, trong đó có Ban An ninh Khu IX là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, là nguồn tài sản vô giá cho các thế hệ CAND mãi mãi noi theo”. 

Đến U Minh Thượng hôm nay, du khách còn đắm mình trong những câu chuyện dân gian từ thuở cha ông “mang gươm đi mở cõi” cách nay trên 300 năm liên quan đến cọp, rắn, ong rừng, cá sấu, cá đồng, chim muông,… Du khách sẽ cảm thấy lý thú khi tìm hiểu hàng loạt địa danh của Miệt Thứ (từ Thứ Nhất đến Thứ Mười Một, xen kẽ đó là Ba Rưỡi, Chín Rưỡi, Mười Rưỡi), Xẻo Rô, rạch Bà Cư, Nằm Bếp, Chà Và, Ngã ba Tàu, Chắc Băng, rạch Ông Lang, Xẻo Ngát, Xẻo Lá; Xẻo Bướm..

Trung tá Phan Hoài Phong – Phó Trưởng BQL Khu di tích, bộc bạch: “Đi giữa màu xanh của U Minh Thượng hôm nay, lớp trẻ chúng tôi cảm nhận được giá trị của sự yên bình. Càng tự hào về những trang sử hào hùng mà các thế hệ thuộc lực lượng An ninh Khu IX góp phần tạo nên, chúng tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình hôm nay”.

Thái Bình (CAND số đặc biệt)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文