Vai trò quan trọng, đóng góp to lớn của Đảng bộ Công an Trung ương trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bài cuối: Bảo vệ hậu phương miền Bắc, góp phần thống nhất non sông

08:31 30/04/2020
Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, tháng 1-1965, Đảng đoàn Bộ Công an họp thống nhất kế hoạch chi viện cho An ninh miền Nam. Sau đó, Đảng ủy cơ quan Bộ Công an chỉ đạo các cấp ủy đảng tăng cường, động viên cán bộ, chiến sĩ (CBCS) sẵn sàng lên đường chi viện cho An ninh miền Nam.


Bước sang năm 1965, những thắng lợi của quân và dân hai miền Nam, Bắc đã làm thất bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", song để cứu vãn tình hình, Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đưa quân chiến đấu vào miền Nam và ném bom miền Bắc. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, tháng 1-1965, Đảng đoàn Bộ Công an họp thống nhất kế hoạch chi viện cho An ninh miền Nam. Sau đó, Đảng ủy cơ quan Bộ Công an chỉ đạo các cấp ủy đảng tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, động viên cán bộ, chiến sĩ (CBCS) sẵn sàng lên đường chi viện cho An ninh miền Nam.

Góp phần đánh thắng “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Từ năm 1965, các đơn vị CAND vũ trang cùng quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào và Campuchia anh em. Từ tháng 1 đến cuối năm 1965, Bộ Công an đã chi viện 612 đồng chí là cán bộ, đảng viên, chiến sỹ cho An ninh miền Nam. 

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Công an toàn quốc đột xuất lần thứ 20, đề ra nhiệm vụ mới của lực lượng CAND. Để giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong đấu tranh chống phản cách mạng, Đảng đoàn Bộ Công an tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 125-CT/TW, ngày 29-4-1966 về tăng cường giữ gìn an ninh miền Bắc, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, hoạt động của gián điệp và phản cách mạng trong tình hình chiến tranh phá hoại lúc bấy giờ. 

Đảng đoàn Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an một mặt tích cực, khẩn trương phối hợp quân và dân miền Bắc đánh trả các đợt không kích của Mỹ, mặt khác vận dụng các kinh nghiệm để tiến hành thực hiện nhiều phương án chiến đấu, bao vây, truy lùng biệt kích bằng nhiều phương án khác nhau.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn Bộ Công an, lực lượng Công an từ Bộ đến các tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc khẩn trương tiến hành các biện pháp nghiệp vụ truy bắt, khai thác và đưa ra xét xử các toán gián điệp, biệt kích. Từ năm 1965 đến 1968, lực lượng Công an đã phối hợp các ban, ngành bắt 26 toán, gồm 142 tên gián điệp, biệt kích, thu nhiều vũ khí, phương tiện hoạt động; đấu tranh bóc gỡ các mạng lưới gián điệp cài lại, các tổ chức phản động, làm thất bại hoạt động chiến tranh tâm lý của địch...

Bên cạnh đó, Đảng đoàn Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấp triển khai các hoạt động đảm bảo giao thông thời chiến, nhất là các tuyến giao thông chiến lược quan trọng. CBCS CSGT và các lực lượng khác ngày đêm bám đường, bám sông, bám phương tiện bảo vệ hàng vạn chuyến xe, chuyến tàu vào chiến trường an toàn. Công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là công tác bảo vệ xăng dầu được Đảng đoàn Bộ Công an chú trọng; nhiều đơn vị lập được chiến công xuất sắc, như trận chiến dập tắt đám cháy ở kho xăng Đức Giang (Hà Nội) cứu được 23/25 triệu lít xăng dầu; dập tắt đám cháy cứu đoàn xà lan chở 1.000 tấn dầu trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...

Từ tháng 6-1967, Bộ Chính trị nhận định, những thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam, Bắc đã làm thất bại một bước chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, đẩy địch vào thế bị động. Bộ Chính trị đã họp ra Nghị quyết tổng công kích, tổng khởi nghĩa với mục tiêu đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, tạo điều kiện giành độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào thời kỳ mới, quân và dân miền Nam đang tiếp tục tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên khắp các chiến trường; quân và dân miền Bắc không ngừng củng cố tiềm lực kinh tế, quốc phòng, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, đồng thời kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Tháng 5-1968, Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Bộ Công an lần thứ IX tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, thông qua phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới là thực hiện tốt đợt động viên chính trị "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư về xây dựng chi bộ, đảng bộ "bốn tốt". Ngày 29-5-1968, Đảng ủy cơ quan Bộ Công an đã gửi "Quyết tâm thư" xin hứa trước Ban Chấp hành Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều nội dung quan trọng, trong đó, tuyệt đối trung thành và tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo sáng suốt của BCH Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức kiên quyết đấu tranh với kẻ thù để bảo vệ sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chế độ XHCN ở miền Bắc; ra sức học tập để quán triệt tìn hình nhiệm vụ mới, nhận rõ trách nhiệm to lớn và nặng nề của hậu phương đối với tiền tuyến lớn; ban hành các chỉ thị, nghị quyết nhằm kiện toàn công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy trong nhiệm kỳ…

Đại biểu dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 30 chụp ảnh lưu niệm trước cửa Phủ Chủ tịch. (Ảnh tư liệu)

Làm thất bại chiến lược

"Việt Nam hóa chiến tranh", góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ đề ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", "dùng người Việt đánh người Việt" để duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam; ra sức củng cố chính quyền Sài Gòn, tăng cường chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Trước âm mưu của Mỹ, thực hiện chủ trương chuyển hướng chiến lược của Trung ương Đảng, Đảng đoàn Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp tăng cường điều tra, nghiên cứu nắm tình hình, phát hiện gián điệp trà trộn trong số cán bộ, bộ đội bị địch bắt rồi sau đó tha trở về miền Bắc. Công an các địa phương tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ âm mưu, phương thức hoạt động mới của địch, thực hiện nhiều đối sách và biện pháp đấu tranh, góp phần bảo vệ công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.

Giữa lúc nhân dân ta đang nỗ lực khôi phục kinh tế ở miền Bắc và đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc qua đời. Đây là nỗi đau thương vô hạn, tổn thất to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta. Lực lượng CAND đã bảo vệ an toàn tuyệt đối lễ truy điệu Người, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, các tầng lớp nhân dân đến viếng và dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biến đau thương thành hành động cách mạng, ngày 29-9-1969, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 173 về đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn lực lượng CAND đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng và thực hiện phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai, công tác và chiến đấu có hiệu suất cao".

Từ năm 1971, tình hình trên chiến trường miền Nam có nhiều biến chuyển có lợi cho ta, địch bị thất bại ở mặt trận đường 9 - Nam Lào và hai cuộc hành quân ở hướng Đông Bắc Campuchia và vùng ba biên giới. Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an quyết định chi viện cho an ninh miền Nam 500 cán bộ gồm Công an huyện, cảnh sát, trinh sát và CAND vũ trang; chi viện cả về vũ khí, phương tiện kỹ thuật, hậu cần đúng lúc, kịp thời, góp phần quan trọng vào sự chuyển biến tương quan lực lượng, đáp ứng yêu cầu chính trị của Đảng bộ miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 1972, đế quốc Mỹ thất bại liên tiếp ở chiến trường miền Nam, leo thang bắn phá ác liệt miền Bắc hòng lấy lại thế tiến công trên chiến trường. Ngày 22-4-1972, Đảng bộ cơ quan Bộ Công an ra Chỉ thị số 93 yêu cầu các liên chi bộ, chi bộ động viên cán bộ, đảng viên phấn khởi, tin tưởng, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhằm bảo vệ hậu phương miền Bắc, mọi hoạt động nhanh chóng chuyển sang thời chiến. 

Các lực lượng vũ trang nhân dân được chuẩn bị trước và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để đối phó với chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ. Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch cuối năm 1972, nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sỹ Công an đã nêu gương dũng cảm, tận tụy quên mình, góp phần cùng quân và dân miền Bắc làm thất bại cuộc tập kích chiến lược của đế quốc Mỹ bằng không quân quy mô nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử…

Đầu năm 1973, Chính phủ Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày 20-2-1973, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 225 về công tác cán bộ trong giai đoạn mới, Đảng đoàn Bộ Công an đã tham mưu cho Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 32/CP, ngày 22-2-1973 về “Sửa đổi tổ chức của Bộ Công an”. Tuy nhiên lúc này, đế quốc Mỹ lại tiếp tục thực hiện "Học thuyết Níchxơn" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" âm mưu duy trì chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài nước ta. Trong bối cảnh đó, từ ngày 25 đến 27-5-1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Bộ Công an lần thứ XII họp tại Thủ đô Hà Nội, xác định tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, sẵn sàng chi viện cho miền Nam, thống nhất đất nước...

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam, Đảng đoàn Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an chủ động khắc phục khó khăn, hạn chế, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bảo vệ kế hoạch vận chuyển cho chiến trường, bảo vệ tài sản XHCN, giữ gìn ANTT. Đặc biệt tăng cường chi viện an ninh miền Nam ở mức cao nhất về cán bộ và hậu cần kỹ thuật.

Năm 1975, tình hình chuyển biến mau lẹ, cách mạng miền Nam đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng 20 năm", do vậy Bộ Chính trị quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Ngay trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bí thư Đảng đoàn, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn lãnh đạo Bộ Công an vào miền Nam trực tiếp chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh và tiếp quản ở Khu 5, Khu 6, miền Đông Nam Bộ và TP Sài Gòn - Gia Định nhằm ổn định ANTT, bảo vệ tài liệu và nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân sau chiến tranh.

Trong các giai đoạn cách mạng, các cấp ủy, tổ chức Đảng trong CAND luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo, rèn luyện lực lượng CAND vững vàng về tư tưởng chính trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, mưu trí, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở miền Bắc, chi viện chiến trường miền Nam, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhóm PVTS

Sáng 20/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Câu lạc bộ (CLB) Công an Hà Nội và CLB Slavia Praha về đào tạo cầu thủ trẻ, trao đổi chuyên môn kỹ thuật và tổ chức các trận giao hữu quốc tế.

Sau 5 ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 20/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với các bị cáo trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Sáng 20/1, dưới sự chủ trì của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức Giao ban trực tuyến cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi giao ban có lãnh đạo một số cục nghiệp vụ của Bộ Công an. Buổi giao ban được tổ chức trực tiếp từ hội trường Bộ Công an, trực tuyến đến các điểm cầu Công an ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trung tâm Công tác xã hội Hà Nam cơ sở II (tỉnh Hà Nam) là mái nhà chung của những người kém may mắn khi được Nhà nước giao ngành Lao động Thương binh Xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng. Đây là năm thứ 7 Thẩm mỹ viện Ngọc Dung thực hiện chương trình “Tết ấm Hà Nam” nhằm tiếp thêm hơi ấm cho những cụ già, cháu nhỏ trong ngôi nhà chung này. Trên hành trình thiện nguyện, Thẩm mỹ viện Ngọc Dung cũng từng cùng Báo CAND hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các lực lượng ở tuyến đầu trong đại dịch COVID-19; tặng 200 tấn gạo cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ năm 2020…

Sau 20 ngày thực hiện, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông được nhiều người dân đồng tình và ủng hộ. Nhiều ý kiến cho rằng các hành vi vi phạm giao thông, như: vượt đèn đỏ, leo lề, lấn làn... đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm vàng để nhiều ngành nghề tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Từ đánh bóng lư hương, khắc chữ trên dưa hấu hay kết hoa lan… Mỗi công việc đều mang đến cơ hội kiếm tiền hấp dẫn.

Ngày 20/1, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Đoàn Hồng Chương (SN 1977, ngụ Long An) 14 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản”, đồng thời buộc bị cáo Chương tiếp tục bồi thường cho bị hại 2 tỷ đồng.

Mặc dù chưa xảy ra va chạm giao thông, nhưng Bùi Thanh Khoa vẫn hành hung cô gái đi đường. Vụ việc xảy ra trên đường Khánh Hội, quận 4 vào tháng 12/2024 vừa qua.

Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.