Bảo đảm an ninh trật tự tại các khu công nghiệp

02:52 08/03/2021
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 7/8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút khoảng 500 doanh nghiệp, với trên 65.000 lao động làm việc, trong đó nhiều lao động là người ngoài tỉnh và chuyên gia nước ngoài.


Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối với việc quản lý, bảo đảm an ninh trật tự trong các khu công nghiệp của chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam.

Thị xã Duy Tiên được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn thị xã hiện có 4 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp, với gần 300 doanh nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động và gần 500 người nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp. 

Cùng với sự phát triển nhanh của công nghiệp, đô thị, dịch vụ, thương mại cũng kéo theo nhiều vấn đề, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng địa phương phải nắm bắt, đánh giá và dự báo chính xác tình hình, đề ra giải pháp xử lý kịp thời.

Lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh đặt ra yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm tại tuyến đường qua cổng các khu, cụm công nghiệp. Duy Tiên cũng là địa bàn giáp ranh với nhiều địa phương như huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, hai huyện Kim Động và Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đồng thời giáp ranh với các huyện, thành phố trong tỉnh. Với tính chất là địa bàn phát triển công nghiệp, nhiều đối tượng ở các địa bàn khác coi đây như "mảnh đất" màu mỡ để thực hiện các hành vi phạm tội.

Trung tá Trịnh Duy Linh, Phó trưởng Công an thị xã Duy Tiên cho biết: Đơn vị xác định công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo môi trường ổn định, thu hút đầu tư, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Những năm qua, Công an thị xã đã phát huy vai trò nòng cốt, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, tham mưu Thị ủy, UBND thị xã chỉ đạo và phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, không để xảy ra tình trạng nghỉ việc tập thể, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Năm 2020, Công an thị xã Duy Tiên đã kiểm tra, hướng dẫn bảo đảm an ninh, trật tự cho hơn 100 doanh nghiệp, công trường xây dựng, vận động 42 doanh nghiệp lắp đặt camera an ninh. Ngoài ra, điều tra, làm rõ 3 vụ việc phạm pháp hình sự; điều tra giải quyết 5 vụ việc tai nạn giao thông trong các khu công nghiệp; phối hợp giải quyết kịp thời, ổn định tình hình hai vụ việc công nhân tập trung đông người để đòi quyền lợi.

Lực lượng Công an cũng phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp tăng cường thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Với phương châm giữ vững an ninh trật tự để phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền giải quyết dứt điểm nhiều vụ, việc khiếu kiện liên quan đến vấn đề xả thải gây ô nhiễm môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất trong quá trình thực hiện dự án kinh tế.

Đặc biệt, phối hợp với các công ty giải quyết một số vụ, việc công nhân nghỉ việc tập thể đòi tăng lương, thưởng, phụ cấp tăng ca, cải thiện chế độ làm việc... không để kéo dài, diễn biến phức tạp trở thành "điểm nóng".

Theo ông Trần Văn Kiên, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu công nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh. Công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại khu công nghiệp giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận đầu mối thông tin thuận tiện để nhanh chóng giải quyết vướng mắc, phát sinh liên quan đến tình hình an ninh, trật tự.

Các địa phương trong tỉnh tích cực, duy trì hiệu quả mô hình "Khu, cụm công nghiệp an toàn về an ninh trật tự", "ba quản, ba biết". Nhiều năm qua, mô hình này triển khai bài bản với sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư tưởng, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên, người lao động và nhân dân. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự cơ bản được giữ vững.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chú trọng đấu tranh tội phạm có biểu hiện bảo kê, chèn ép doanh nghiệp, đối tượng lừa đảo, cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản, hoạt động "tín dụng đen"…; nâng cao hiệu quả công tác quản lý lưu trú, tạm trú, tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm tại cơ sở kinh doanh có điều kiện, nơi tập trung đông dân cư, người tạm trú, góp phần phòng ngừa, dấu tranh tội phạm về tệ nạn xã hội...Đặc biệt nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng nhân dân, cán bộ, công nhân, người lao động trong và ngoài khu công nghiệp về công tác an ninh trật tự.

Thanh Tuấn

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文