Công an Lạng Sơn giúp dân khắc phục hậu quả cơn lũ lịch sử

20:35 21/07/2014
Do ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới sau cơn bão số 2 (Rammasun), tại tỉnh Lạng Sơn trong những ngày vừa qua có mưa to kéo dài, khiến mực nước các sông dâng cao, gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều điểm trên địa bàn TP Lạng Sơn và các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Chi Lăng, Hữu Lũng… Do chủ động nắm chắc tình hình, CBCS Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng làm tốt công tác phòng ngừa, cứu hộ cứu nạn, sơ tán di dời nhà cửa, kho tàng, bến bãi, nhờ vậy đã giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) Công an tỉnh Lạng Sơn, sau cơn bão số 2 toàn tỉnh có 6.000 ngôi nhà bị ngập, tốc mái; 2465 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, dự án xây dựng cầu Thác Mạ bị hư hỏng 1 máy xúc, 200 tấn xi măng… Mực nước lũ dâng cao, đất đá sạt lở đã gây ách tắc, chia cắt giao thông nhiều giờ trên một số tuyến đường như QL4A, 4B, tỉnh lộ 279,236, đường lên khu du lịch Mẫu Sơn… Trụ sở nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh và xã, phường, thị trấn bị ngập sâu. Đặc biệt, mưa lũ đã khiến 4 người bị chết do bị nước lũ cuốn trôi.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 2, Công an tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị đảm bảo ứng trực 100 % quân số. Riêng chiều và tối 19/7, khi mực nước trên các sông suối đổ về gây ngập lụt tại các sông suối trên toàn tỉnh, đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân, Công an tỉnh Lạng Sơn đã huy động 2137 CBCS thuộc các đơn vị và Công an xã, phường, thị trấn tham gia phòng chống bão; tổ chức di dời, sơ tán 2545 hộ gia đình, hộ kinh doanh ở vị trí có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn.

Một vấn đề quan trọng khác là trong mấy ngày qua lực lượng Công an luôn đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng thời tiết mưa lũ để thực hiện hành vi phạm tội, hôi của, trộm cắp…

CBCS Công an phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn giúp dân dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả sau lũ.

Là người trực tiếp xuống hiện trường vùng lũ để chỉ đạo, đôn đốc CBCS cứu hộ, di dời tài sản giúp người dân chạy lũ, Đại tá Ngô Văn Đông, Phó Giám đốc Công an tỉnh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Trắng đêm 19/7 và ngày 20/7, các lực lượng của Công an tỉnh Lạng Sơn và Công an các đơn vị địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn, sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn.

Hiện tình hình cơ bản ổn định, chúng tôi đang khẩn trương tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão, huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh sau lũ; hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân chuyển trả tài sản về nơi sinh sống; tiếp tục triển khai công tác đảm bảo ANTT, TTATGT giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống’’.

Nhiều tuyến đường ở TP Lạng Sơn trở thành nơi chất chồng đồ phế thải sau cơn lũ.

Ghi nhận của phóng viên tại Lạng Sơn chiều 21/7, thời tiết đã khô ráo, mực nước lũ trên các sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Văn Mịnh… giảm dần; hầu hết các điểm ngập nước đã rút xuống, tuy nhiên những hậu quả của cơn lũ vẫn còn hiện rõ trên từng tuyến đường, từng ngôi nhà, và cả khuôn mặt bơ phờ của người dân mấy đêm liền thức trắng để chống chọi với cơn lũ…

Tại phố Trần Nhật Duật, phường Chi Lăng, nằm ngay trung tâm TP Lạng Sơn, một màu bùn đỏ bám đặc quánh trên nền đường, chính là phù sa của nước lũ dâng lên còn để lại. Đường, thay vì để các phương tiện qua lại giờ là nơi tập kết những giường tủ, bàn ghế, chăn nệm, nồi niêu bát đĩa - những đồ gia dụng bình thường hữu ích, nay chỉ sau cơn lũ dữ đã trở thành đồ phế thái, không thể tiếp tục sử dụng. Đi sâu vào con ngõ 1, chúng tôi càng xót xa hơn, bởi có những hộ dân bị ngập nước đến tận mái, và bùn vẫn còn đọng lại một lớp đặc quánh trên tường nhà.

Cô Liên đang múc bùn vệ sinh đồ đạc trong cửa hàng bánh cuốn.
Bà Nguyễn Thị Thuận đang chỉ vào mảng tường bám bùn, mốc đánh dấu điểm bị ngập sâu trong nhà.

“Chán lắm rồi, mệt mỏi lắm rồi, dọn từ 1h sáng đến giờ đã xong đâu…”. Đó là câu cửa miệng của nhiều hộ dân đang tích cực dọn dẹp sau cơn lũ. “Trắng tay rồi, nhà tôi không còn gì nữa rồi…” là tâm sự của cô Nguyễn Thị Hồng ở số nhà 12, ngõ 1 Trần Nhật Duật. Vừa nói cô vừa chỉ cho tôi xem nào quạt, nào ti vi, nào xe đạp, nồi cơm điện… la liệt những vật dụng đang được sắp ra ngoài sân chờ… bán đồng nát.

Nhà bà Nguyễn Thị Thuận, hộ nghèo của phường, nằm tít tận cuối ngõ 1, nằm sát mép sông Kỳ Cùng có lẽ là tan hoang hơn cả, bùn tràn vào nhà cao quá đầu người, dính cả vào ổ điện. Bà Thuận kể lại “2h chiều 19/7 nước vẫn ở dưới sông, vậy mà đến 19h tối lũ lên nhanh quá, vèo một cái đã ngập hết, tôi bỏ của chạy lấy người thôi, có kịp làm gì đâu”. Sống với con trai nhưng con lại bị ốm, lúc lũ lên đành sơ tán sang hàng xóm, một mình bà xoay không nổi. Hiện các CBCS Công an phường Chi Lăng đã đến giúp bà Thuận dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau lũ.

CBCS Công an tỉnh Lạng Sơn giúp đỡ người dân sơ tán trong mưa lũ.

“Mấy hôm nay tôi lang thang vật vờ nhà chị nhà em ăn cơm mỗi nơi một bữa, chứ bếp hỏng rồi, điện cũng hỏng rồi, giờ cắm vào còn sợ giật, quần áo bê bết bùn nhặt lại nhưng chắc cũng chả dùng được nữa…” - Bà Thuận cho biết thêm. Đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của những gia đình như gia đình bà Thuận, các CBCS Công an phường Chi Lăng mỗi người một tay dọn dẹp, xúc bùn, lau chùi nhà cửa bàn ghế… “May nhờ có họ hàng anh em và các cô chú Công an hỗ trợ, chứ không mình tôi biết đến bao giờ mới xong, mọi thứ vẫn còn ngổn ngang lắm…”.

Ngoài phường Chi Lăng, hiện lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn cũng đang trực tiếp xuống các xã Mai Pha, huyện Lộc Bình, huyện Cao Lộc, Trường Định… để giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả cơn lũ, vệ sinh nhà cửa, ổn định cuộc sống. Hình ảnh CBCS Công an “vì nhân dân phục vụ” thực tế và sinh động hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi nhiều người dân đang “trắng tay” sau lũ…

Trực tiếp có mặt tại ngõ 1, Trần Nhật Duật, khối Cửa Bắc, Phường Chi Lăng, một trong những địa bàn bị úng ngập nặng nhất của TP Lạng Sơn trong 2 ngày lũ lịch sử vừa qua, Trung tá Nguyễn Thị Bích Châm, Trưởng Công an phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn đang hăng hái xắn tay cùng các CBCS công an phường dùng cuốc, xẻng để hỗ trợ các hộ dân cào bùn đất, cọ rửa vệ sinh nhà cửa giúp các hộ dân nhanh chóng ổn định sinh hoạt.

Chia sẻ cùng PV Báo CAND, Trung tá Nguyễn Thị Bích Châm cho biết, đợt lũ lịch sử vừa qua đã làm cho 766 hộ dân phường Chi Lăng bị úng ngập trầm trọng, do đây là khu vực nằm ngay sát sông Kỳ Cùng. Những lúc nước dâng đỉnh điểm có thể đo được tới trên 3 mét, nhiều căn nhà thấp tầng bị lũ xâm chiếm hoàn toàn, nước dâng quá nóc nhà.

Chiều tối 19/7, khi thấy nước lũ từ sông Kỳ Cùng bắt đầu có biểu hiện dâng cao khoảng gần mét, lực lượng Công an phường và Công an TP Lạng Sơn đã xuống tận địa bàn để vận động người dân di dời, sơ tán người và tài sản. Một số hộ dân tiếc của, không chịu di dời, buộc CBCS công an đã phải cưỡng chế, cõng và đưa lên thuyền phao kéo ra khỏi khu vực ngập sâu nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Quỳnh Vinh - Phạm Tâm

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文