Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I - 60 năm một chặng đường phát triển

11:28 01/07/2014
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng Kỹ thuật Nghiệp vụ I (1/7/1954 - 1/7/2014), được Đảng ủy và lãnh đạo Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I ( KTNV I) tạo điều kiện, Đoàn cán bộ hưu trí của Cục KTNV I, do đồng chí Đại tá Đoàn Hữu Chung làm Trưởng đoàn đã về thăm những Khu di tích lịch sử của lực lượng KTNV I nằm trên dải đất phía Bắc của Tổ quốc.

Điểm đến đầu tiên của Đoàn là khu đồi thuộc xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Nha Công an Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Tại đây, ngày 1 tháng 7 năm 1954, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã triệu tập 5 người gồm các đồng chí Nguyễn Văn Phẩm, Nguyễn Văn Xế, Võ Đại Gíao, Nguyễn Trung Đình và Nguyễn Văn Tước, và giao cho 5 đồng chí đó nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật nghiệp vụ I.

Nhìn vào tấm bia ghi dòng chữ “Đây là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Quốc Hoàn khi quyết định thành lập đơn vị KTNV I”, chúng tôi vô cùng xúc động và trong tâm trí chúng tôi đang hiện lên một bức tranh về quá trình phát triển lực lượng KTNV I.

Thời kỳ đầu thành lập, trang thiết bị của đơn vị rất thô sơ, thậm chí đơn vị đã phải dùng xe đạp để quay máy phát điện. Tuy khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, những người đầu tiên của lực lượng KTNV I đã thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ mà đồng chí Bộ trưởng giao cho và đã đem lại niềm tin vào kết quả trong tương lai của công tác KTNV I.

Nhìn vào đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật của Cục KTNV I ngày nay, chúng tôi càng thấy được sự quan tâm rất lớn mà đồng chí cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã dành cho lực lượng KTNV I. Ngay từ những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng chí  Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã báo cáo với Trung ương Đảng và Chính phủ cho phép xin viện trợ từ nước ngoài, đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật nghiệp vụ, phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn cũng rất quan tâm đến công tác cán bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài việc mời các chuyên gia đến hướng dẫn khai thác, sử dụng, bảo quản và sửa chữa các thiết bị kỹ thuật trên các công trình kỹ thuật nghiệp vụ, đồng chí còn cho phép liên kết với các cơ sở đào tạo ở trong nước để đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Nhờ đó, ngày nay hầu hết số cán bộ KTNV I đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó, số cán bộ có trình độ đại học chiếm 70%, trình độ trên đại học chiếm 2,6%.

Toàn cảnh khu di tích Cục KTNV I tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra ở miền Bắc, nhằm đảm bảo cho công tác KTNV I không bị gián đoạn bởi những cuộc ném bom tàn ác của không lực Hoa Kỳ, đồng chí Bộ trưởng đã chỉ thị phải lắp đặt một trung tâm KTNV I ở nơi sát biên giới Việt-Trung - Khu đồi đối diện với cầu Cốc Lếu ở thị xã Lào Cai, nay là phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.

Trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt, các phương tiện giao thông vận tải đường bộ cũng như đường sắt từ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh miền núi phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn và đã chịu nhiều tổn thất. Vậy mà, thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, các đơn vị Kỹ thuật, Hậu cần đã tổ chức vận chuyển an toàn một khối lượng lớn thiết bị, máy móc và các phụ kiện khác từ một trung tâm ở ngoại thành Hà Nội lên địa điểm xây dựng trên khu đồi ở Lào Cai. Bằng kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực tế trong công tác, các cán bộ kỹ thuật của Cục đã tự mình nhanh chóng lắp đặt thiết bị, máy móc, lập thành một trung tâm phục vụ cho công tác KTNV I. Và trung tâm này  thường xuyên hoạt động an toàn và đạt được hiệu quả cao,  góp phần quan trọng vào thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, trung tâm này mới chuyển về địa điểm cũ.

60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Đảng ủy Công an Trung ương, Cục Kỹ thuật nghiêp vụ I đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích thời kỳ chống Mỹ, trong việc cung cấp cho Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Công an nhiều tin có giá trị chiến lược cũng như đạt được nhiều thành tích trong mặt trận đảm bảo an ninh quốc gia thời kỳ đổi mới. Với những thành tích đó, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quí, trong đó có Huân chương Độc lập năm 2004, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2009 và  2 lần (1985 và 2011) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. 4 đơn vị Phòng Nghiệp vụ của Cục KTNV I cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Người viết bài này xin phép được thắp nén hương thơm trước anh linh cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn.

Chúc lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ I luôn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của 60 năm qua và sẽ tô thêm nhiều nét son đậm vào những trang sử hào hùng của lực lượng Kỹ thuật Nghiệp vụ I

Ninh Công Khoát

Được thành lập từ năm 1972, Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công đã tham gia chiến đấu giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc cũng như làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn. Lữ đoàn Đặc công bộ 113 đã vinh dự 3 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Công an thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa đã triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh do Nguyễn Văn Anh, SN 1997 ở phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn cầm đầu…

Ngày 13/12, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can: Nguyễn Thị Thu Trinh (SN 1986; quê Bình Định) và Ngô Việt Thanh (SN 1987, ngụ TP Hồ Chí Minh) về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”

Do Công ty TNHH Tây Đô không tự nguyện thi hành án, UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án cưỡng chế, bàn giao tài sản cho đơn vị trúng đấu giá, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Kinh phí thực hiện cưỡng chế dự tính là 1,7 tỷ đồng, phần kinh phí này Công ty TNHH Tây Đô phải chịu trách nhiệm chi trả.

Theo con số của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc khoảng 67.110 tấn/ngày. Nếu chỉ lấy con số khiêm tốn là 50 USD cho chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý 1 tấn CTRSH thì 1 ngày trung bình cả nước chi khoảng 3,35 triệu USD (tương đương khoảng 1.222,75 triệu USD/năm).

Lee Won Jae, HLV thủ môn của ĐT Việt Nam quyết định chọn Nguyễn Đình Triệu làm người gác đền số 1. Đó không phải là niềm tin nhất thời từ phía cựu thủ môn nổi tiếng châu Á.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) đã câu kết với nhiều doanh nghiệp để khai thác trái phép và bán cát trái phép với tổng số hơn 5 triệu m3, thu về tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文